Trong ổ cứng ở máy tính Windows, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được các phân vùng ổ cứng. Trong đó, ổ C và ổ D là hai phân vùng phổ biến thường xuất hiện và có thể kèm các ổ E, ổ G,... Vậy nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng với từng trường hợp cụ thể sẽ được ITSUPRO chia sẻ trong bài viết này.
1. Một số thông tin cơ bản về ổ C và ổ D
Trước khi tìm hiểu nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D, hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu chi tiết về hai phân vùng ổ đĩa này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra so sánh về hai phân vùng ổ đĩa này để giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn.
1.1 Ổ C trên máy tính là gì?
Ổ C là phân vùng ổ đĩa đầu tiên được tạo ra của hệ thống và thường được lựa chọn dành riêng để lưu trữ các tệp dữ liệu của hệ điều hành. Trên thực tế, người dùng có thể lựa chọn bất kỳ ổ đĩa nào để cài đặt hệ điều hành nhưng ổ C lại có độ phổ biến hơn cả. Bạn cũng có thể lưu dữ liệu cá nhân bình thường trên ổ đĩa này như trên các phân vùng khác.
Ổ C thường được sử dụng để cài đặt hệ điều hành của người dùng
1.2 Ổ D trên máy tính là gì?
Ổ D là phân vùng ổ đãi phu được thêm sau khi máy tính Windows đã tự động thêm ổ C. Chính vì vậy, có thể hiểu đơn giản nhưng phân vùng phụ như ổ D, ổ G, ổ E,... đều giống nhau và không nằm trong hệ thống của Windows. Những phân vùng này được bổ sung cho máy tính của người dùng dưới các hình thức như:
- Phân vùng phụ của ổ cứng HDD hay SSD sau ổ C.
- Ổ đĩa CD hoặc DVD được thêm vào máy tính.
- Ổ flash có thể tháo rời hoặc thẻ nhớ.
- Bất kỳ ổ đĩa cục bộ nào người dùng kết nối với máy tính.
1.3 So sánh ổ C và ổ D trên máy tính
Để bạn đọc dễ dàng lựa chọn nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D, ITSUPRO sẽ giúp bạn so sánh chi tiết hai phân vùng ổ đĩa này ngay bây giờ.
Yếu tố so sánh |
Ổ C |
Ổ D |
Thứ tự xuất hiện |
Xuất hiện đầu tiên theo mặc định của hệ điều hành. |
Xuất hiện sau ổ C. |
Dữ liệu lưu trữ |
Dữ liệu hệ thống, tệp chương trình, ứng dụng, hệ điều hành,... |
Thường là dữ liệu cá nhân của người dùng. |
Khả năng phân vùng |
Không phân vùng. |
Thường được phân vùng để phục vụ quá trình sử dụng. |
Khả năng đọc/ghi dữ liệu |
Có thể đọc và ghi dữ liệu liên tục. |
Không cần đọc và ghi dữ liệu thường xuyên. |
Tên thay thế |
Không khuyến khích thay thế. |
Có thể thay thế và đặt tên theo ý người dùng. |
Khả năng quản lý |
Khó khăn do có nhiều tệp hệ thống. |
Dễ dàng tùy thuộc vào mục đích cá nhân. |
Thành phần |
Là một phần dung lượng của ổ đĩa cứng máy tính. |
Có thể là một phần của ổ đĩa cứng, ổ CD hay DVD, ổ flash gắn ngoài, USB,... |
Tình trạng đầy ổ cứng |
Ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất máy tính. |
Máy tính vẫn hoạt động bình thường. |
Tốc độ |
Nhanh hơn ổ D nếu sử dụng ổ đĩa SSD. |
Tùy thuộc vào thành phần. |
Khả năng phục hồi |
Khó khăn. |
Dễ dàng phục hồi hay sao lưu sang ổ đĩa khác. |
2. Nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D?
Theo ITSUPRO, việc lưu dữ liệu vào ổ C hay D hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng cũng như dữ liệu của họ. Tương ứng với đó, với mỗi trường hợp cụ thể thì người dùng có thể đưa ra được phương án lựa chọn phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể do ITSUPRO tổng hợp và chia sẻ tới bạn.
- Khi người dùng muốn cài lại hệ điều hành: Tất cả dữ liệu quan trọng nên được chuyển hết sang ổ D bởi toàn bộ dữ liệu ổ C sẽ biến mất sau khi cài lại Windows.
- Với dữ liệu hệ điều hành: Thông thường dữ liệu hệ thống sẽ mặc định được lưu vào ổ C. Người dùng cũng có thể linh hoạt tạo các phân mảnh ổ đĩa D, G, E,... để lưu trữ nếu muốn.
- Nếu ổ C có dấu hiệu đầy: Người dùng cần lưu trữ các tệp và dữ liệu sang ổ D để giảm nhẹ dung lượng ổ C, hạn chế việc ảnh hưởng hiệu năng máy tính.
- Với ứng dụng có dung lượng lớn: Với game, phần mềm đồ họa chuyên nghiệp,... sẽ khiến ổ C của bạn đầy nhanh chóng. Do dữ liệu có thể truy xuất từ vị trí đã lựa chọn từ trước, hãy chuyển các tệp cài đặt này sang phân vùng ổ đĩa D để không gây tràn ổ C.
- Với dữ liệu bình thường: Ảnh, video, file văn bản,... nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D đều phụ thuộc vào người dùng. Tuy nhiên, việc lưu trên ổ D sẽ hỗ trợ tìm kiếm hay phân mảng dễ dàng hơn.
- Khi thực hiện Backup: Dữ liệu nên được lưu trữ trên ổ D để không xảy ra mất mát.
- Khi bổ sung tệp cho hệ điều hành hoặc ứng dụng: Một số tệp như font chữ, mã code,... nên bổ sung trực tiếp vào file trên ổ C để tránh xảy ra xung đột phần mềm khi sử dụng.
- Phục vụ mục đích đặc biệt: Ổ C có thể lưu các tệp tin tạm thời như cache, tệp của chương trình,... Còn với dữ liệu cần không gian riêng biệt, ổ D sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.
Xem thêm: Mã hóa dữ liệu là gì? Mục đích sử dụng và 4 phương pháp phổ biến
Nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
3. Một số cách lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả
Việc nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D cần được sắp xếp một cách khoa học và có liên quan mật thiết đến trải nghiệm của người dùng. Hiểu được điều đó, ITSUPRO xin giới thiệu tới bạn 3 cách dưới đây nhằm hỗ trợ lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
3.1 Sử dụng tính năng của hệ điều hành
Hệ điều hành Windows được nhà sản xuất tùy biến và tích hợp rất nhiều tính năng hỗ trợ người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả. Một số tính năng tiêu biểu bạn có thể thực hiện như:
- Sử dụng sẵn các folder Music, Pictures, Videos, Documents,... để phân loại dữ liệu mà không cần thao tác đặt tên, di chuyển hay sao chép quá nhiều.
- Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh dung lượng phân khoảng ổ đĩa sao cho phù hợp với nhu cầu hay tạo ra các ổ G, E,... phục vụ công việc.
- Nếu bạn lo lắng về việc tìm kiếm dữ liệu, tính năng Search sẽ giúp bạn thực hiện vô cùng nhanh chóng nếu bạn sắp xếp và đặt tên thư mục có hệ thống.
- Người dùng dễ dàng quan sát được ổ đĩa trên Windows đã đầy hay chưa trong mục “My Computer”. Lúc này, bạn sẽ biết mình nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D nếu ổ đĩa còn lại đầy.
Xem thêm: Bảo mật dữ liệu khách hàng
Tính năng "Search" cho phép tìm kiểm dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả
3.2 Sử dụng thiết bị lưu trữ ngoại vi
Người dùng có thể mở rộng bộ nhớ lưu trữ hoặc chuyển dữ liệu sang các thiết bị lưu trữ khác một cách tương đối dễ dàng trên windows. Một số gợi ý cho bạn đọc có thể kể đến như USB, ổ cứng ngoài, ổ flash,... Những phân vùng này hoàn toàn tương tự như ổ D và giúp giảm tải dung lượng mà ổ cứng của bạn phải lưu trữ.
3.3 Lựa chọn các giải pháp, dịch vụ lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây hay Cloud Backup có thể coi là giải pháp tối ưu cho người dùng cả về tính linh hoạt lẫn tính bảo mật cho thông tin. Bạn sẽ không cần phải lo lắng nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D để không mất dữ liệu hay phải kiểm tra và tự di dời từng tệp. ITSUPRO xin giới thiệu một số giải pháp, dịch vụ cụ thể bạn bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:
- Tính năng Advanced Backup trên Acronis Cyber Protect Cloud vừa giúp sao lưu dữ liệu linh hoạt vừa bảo vệ toàn vẹn hiệu quả.
- MediaFire hỗ trợ lưu trữ và truy cập trên đa nền tảng với 12-50GB dung lượng miễn phí.
- Mega được tin dùng bởi không gian lưu trữ lớn, khả năng tự động sao lưu cũng như đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng thông qua xác minh lớp.
- OneDrive được Microsoft tích hợp sẵn trên máy tính Windows với khả năng đồng bộ và miễn phí lên đến 15GB dữ liệu.
- Google Drive là phần mềm lưu trữ phổ biến được phát triển bởi Google giúp dễ dàng quản lý dữ liệu các công cụ khác do Google cung cấp.
- Giao diện đơn giản cũng như hỗ trợ truy cập tài liệu mà không cần mạng chính là lý do nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn DropBox.
Tính năng Advanced Backup trên Acronis Cyber Protect Cloud
Để tổng kết lại, việc nên lưu dữ liệu vào ổ C hay D hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, hoạt động này cần được sắp xếp và thực hiện một cách khoa học nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Theo dõi thêm các trang dưới đây từ ITSUPRO để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực công nghệ.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com.