Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp luôn phải tham khảo và áp dụng các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin. Trước sự tinh vi của những đối tượng xấu, mã hóa dữ liệu được áp dụng để kẻ gian khó có thể sử dụng hay đọc được thông tin kể cả khi đã có được. Hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu chi tiết về giải pháp này ngay bây giờ.
1. Mã hóa dữ liệu là gì?
Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi thông tin từ định dạng gốc sang định dạng được mã hóa mà chỉ khi có mật khẩu hoặc quyền truy cập mới có thể đọc được. Khi sử dụng biện pháp bảo mật này, dữ liệu dưới dạng ảnh, video, tài liệu,... sẽ được chuyển hóa sang các ký tự đặc biệt hoặc mã code.
Dữ liệu sẽ được chuyển hóa sang các ký tự đặc biệt hoặc mã code
2. Mục đích chính của hoạt động mã hóa thông tin
Như ITSUPRO đã chia sẻ, mã hóa dữ liệu là một phương pháp bảo mật với mục đích chính là bảo vệ thông tin của người dùng Mặc dù việc mã hóa không thể ngăn cản hoàn toàn việc dữ liệu bị đánh cắp nhưng người dùng sẽ ứng dụng phương pháp này bởi một số mục đích khác như:
- Nâng cao hiệu quả bảo mật của doanh nghiệp cả ở môi trường mạng Internet lẫn trong nội bộ.
- Ngăn chặn truy cập bất hợp pháp hoặc những cá nhân chưa được cấp quyền.
- Bảo đảm tính vẹn toàn của dữ liệu trong xuyên suốt quá trình truyền tải hay lưu trữ dữ liệu trên Internet hoặc mạng nội bộ.
- Xác thực chính xác nguồn gốc dữ liệu.
- Gây khó khăn hoặc ngăn cản kẻ gian có thể sử dụng những dữ liệu trong trường hợp xảy ra rò rỉ dữ liệu, tấn công mạng,...
- Tuân thủ thực hiện để hạn chế những rủi ro liên quan đến vấn đề Pháp lý.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đem lại sự tin tưởng cho khách hàng.
Mã hóa dữ liệu sẽ nâng cao hiệu quả bảo mật của doanh nghiệp
3. Ưu và nhược điểm khi thực hiện mã hóa thông tin
Khi các cá nhân hay doanh nghiệp lựa chọn phương pháp bảo mật dữ liệu doanh nghiệp này sẽ cần quan tâm về những ưu nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm
- Bảo vệ quyền truy cập và đọc dữ liệu của bất kể cá nhân nào thông qua mật khẩu cũng như hoạt động phân quyền.
- Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu trong quá trình truyền tải.
- Giảm thiểu rủi ro bị kẻ gian lợi dụng dữ liệu vì mục đích tống tiền, lừa đảo,...
- Ngăn chặn việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật.
- Bảo mật trên đa thiết bị.
Nhược điểm
- Tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy tính để thực hiện hoạt động mã hóa.
- Yêu cầu tính chuyên môn cao để quản lý mã hóa.
- Không thể ngăn chặn tuyệt đối những cuộc tấn công an ninh mạng hay rò rỉ dữ liệu.
- Tồn tại rủi ro bị tấn công dữ liệu thành công nếu hệ thống có lỗi, người dùng sơ xuất, đặt mã khóa quá đơn giản,...
- Gần như không thể khôi phục dữ liệu nếu bị mất mã khóa.
- Chi phí tương đối cao để có thể triển khai và duy trì ở phạm vi doanh nghiệp.
- Quy trình mã hóa, giải mã tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí,... và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình làm việc của hệ thống.
- Giảm khả năng linh hoạt và tích hợp các tính năng của hệ thống.
Nếu người dùng quên mã khóa, toàn bộ dữ liệu có thể biến mất
4. 4 phương pháp mã hóa dữ liệu phổ biến hiện nay
4 phương pháp mã hóa thông tin phổ biến nhất hiện nay gồm mã hóa cổ điển, mã hóa bất đối xứng, mã hóa đối xứng và mã hóa một chiều.
4.1 Mã hóa cổ điển
Đúng như tên gọi của mình, phương pháp mã hóa dữ liệu này là phương pháp cơ bản, đơn giản và xuất hiện đầu tiên trên thị trường. Về cơ bản, bên A sẽ thực hiện mã hóa theo thuật toán và cung cấp chính thuật toán này cho bên B để giải mã. Do đó, kể cả người nhận hay người gửi cũng không cần sử dụng mật khẩu nếu áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do phương pháp này đã không còn được ưa chuộng khi việc bảo mật thuật toán mã hóa và giải mã gặp tương đối nhiều khó khăn. Nếu có kẻ gian hoặc một bên thứ ba biết được thuật toán này, dữ liệu thông tin sẽ mất tính bảo mật và có thể bị lợi dụng vì mục đích xấu.
4.2 Mã hóa bất đối xứng
Mã hóa bất đối xứng hay mã hóa công khai sẽ yêu cầu hai khóa riêng biệt. Trong đó, Public Key dùng để mã hóa còn Private Key dùng để giải mã dữ liệu. Để thực hiện mã hóa, người nhận sẽ tọa một cặp khóa, giữ lại Private Key và gửi Public Key tới người nhân. Sau đó, người gửi sẽ mã hóa bất đối xứng với key được nhận và chỉ có Private Key mới có thể giải mã dữ liệu.
Mã hóa bất đối xứng yêu cầu cần 2 Key riêng biệt
Tồn tại lớn nhất của phương pháp mã hóa dữ liệu này là tốc độ mã hóa và giải mã. Do tốc độ tương đối chậm, phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với các loại tin nhắn, dữ liệu,... cần được xử lý liên tục và nhanh chóng.
4.3 Mã hóa đối xứng
Ngược lại với mã hóa bất đối xứng, mã hóa đối xứng lại chỉ cần một key để vừa thực hiện mã hóa vừa thực hiện giải mã. Đây là phương pháp mã hóa được người dùng tin tưởng nhất hiện nay với hai loại thuật toán thường được sử dụng là Data Encryption Standard (DES) và Advanced Encryption Standard (AES).
Để áp dụng mã hóa đối xứng, người gửi sẽ mã hóa dữ liệu với thuật toán và key trước khi gửi đi. Sau đó, người nhận sẽ được cung cấp Key trước hoặc sau khi mã hóa tệp. Sau khi nhận được dữ liệu, key sẽ được sử dụng để cung cấp tới cho người dùng dữ liệu ở trạng thái chưa mã hóa.
4.4 Mã hóa một chiều
Mã hóa một chiều hay mã hóa băm có tính chất tương đối đặc biệt khi không cần giải mã dữ liệu sau khi mã hóa. Trong cùng một điều kiện và lượng dữ liệu đầu vào giống nhau, kết quả cho ra sau khi mã hóa dữ liệu là tương đương. Nếu chỉ có một ký tự sai so với chuỗi ban đầu, kết quả cho ra sẽ hoàn toàn khác.
Xem thêm: Cách backup dữ liệu win 7
Mã hóa một chiều hoàn toàn không cần giải mã dữ liệu sau khi mã hóa
Hai thuật toán thường xuyên được sử dụng trong mã hóa một chiều là MD5, SHA-1 và SHA-256. Với khả năng so sánh sự toàn vẹn của dữ liệu một cách dễ dàng, mã hóa một chiều thường được sử dụng để lưu trữ mật khẩu hay chữ ký điện tử.
4.5 Một số phương pháp khác
Bên cạnh 4 phương pháp mã hóa dữ liệu đã nêu trên, ITSUPRO cũng sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số phương pháp khác ít phổ biến hơn dưới đây.
- Mã hóa thông tin lưu trữ đám mây.
- Mã hóa toàn bộ ổ đĩa FDE.
- Mã hóa cá nhân cho người dùng BYOE.
- MÃ hóa đầu cuối.
- Mã hóa dưới dạng dịch vụ.
- HTTPS.
- Mã hóa cấp độ trường, cột, đường liên kết, mạng,...
5. Một số ứng dụng cụ thể của mã hóa dữ liệu
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của phương pháp bảo mật dữ liệu khách hàng do các chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO chia sẻ tới bạn.
- Mã hóa cơ sở dữ liệu trong SQL Server để tự hào hàm riêng hoặc dùng DLL từ bên ngoài.
- Giao thức HTTPS sẽ ứng dụng thuật toán TLS để mã hóa khi gửi thông tin giữa trình duyệt và máy chủ.
- USB thường được cung cấp thêm AES để mã hóa thông qua password để không ai có thể trộm dữ liệu ở bên trong.
- Tạo chữ ký điện tử cần dựa trên công nghệ mã khóa bất đối xứng nhằm đảm bảo tính minh bạch tuyệt đối.
- Mã hóa phân vùng với TrueCrypt để mã hóa ổ đĩa cứng.
- Mã hóa dữ liệu trong hội nghị để hạn chế ghi âm trái phép, ăn cắp thông tin, mã hóa SSL hay nghe lén.
- Mã hóa tin nhắn văn bản với loại mã hóa End-to-End giúp chỉ người nhận và người gửi mới có thể xem được thông tin.
USB thường được cung cấp thêm AES để mã hóa
Để tổng kết lại, mã hóa dữ liệu có thể coi là một giải pháp bảo mật tương đối hữu ích để giữ tính toàn vẹn cho dữ liệu. Bất kể các cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp cũng đều nên quan tâm tới giải pháp này trong thời đại công nghệ số. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com.