ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Máy chủ vật lý là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chi phí và lưu ý quan trọng

Người đăng: Tran Duc Anh | 03/07/2024

Máy chủ chắc chắn là một cụm từ không còn quá xa lạ với hầu hết người dùng trong thời đại công nghệ thông tin. Trong bài viết này, ITSUPRO sẽ giới thiệu tới bạn về máy chủ vật lý - Loại máy chủ phổ biến bậc nhất được ứng dụng hiện nay. Bài viết bao gồm đầy đủ các thông tin xoay quanh chủ đề này như  khái niệm, cấu tạo, nguyên lý, lợi ích,...

1. Máy chủ vật lý là gì? 

Máy chủ vật lý là một thiết bị bị máy chủ chuyên dụng được kết nối Internet hoặc mạng máy tính với IP tĩnh và hiệu suất cao để xử lý các tác vụ cụ thể. Bạn đọc có thể hình dung đây là một thiết bị máy tính nhưng có nhiều tính năng vượt trội như khả năng xử lý dữ liệu, cấu hình, hoạt động,...

Đây là một thiết bị máy tính nhưng có nhiều tính năng vượt trội 

Đây là một thiết bị máy tính nhưng có nhiều tính năng vượt trội 

2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy chủ vật lý

2.1 Cấu tạo

Như ITSUPRO đã đề cập, máy chủ vật lý bản chất là một máy tính. Chính vì vậy, cấu tạo của thiết bị này cũng tương tự như một cây máy tính. Dưới đây là những thành phần quan trọng để cấu thành nên một server vật lý.

  • Mainboard: Bo mạch chủ với nhiệm vụ truyền tải, kết nối giữa các linh kiện có trong máy chủ.
  • Chassis Server: Cấu trúc từ kim loại để bảo vệ toàn bộ linh kiện phần cứng bên trong máy chủ.
  • CPU: Bộ xử lý trung tâm của máy chủ và đảm nhận quản lý xử lý mọi hoạt động của một máy chủ.
  • RAM: Đảm nhận chức năng lưu trữ thông tin hiện hành.
  • RAID: Bộ điều khiển máy chủ được tích hợp trên các hệ thống máy tính lớn, máy chủ hiện đại,...
  • Nguồn: Cung cấp năng lượng cho toàn bộ máy chủ vật lý.
  • Ổ cứng: Lưu trữ và chạy các chương trình, phần mềm,...
  • Các thiết bị dự phòng: Nguồn phụ, hệ thống chống sét đánh,...
  • Phần mềm: Được cài đặt để hỗ trợ hoạt động vận hành, tính bảo mật hay thao tác sử dụng máy chủ.

2.2 Nguyên lý hoạt động

Máy chủ vật lý hoạt động theo mô hình client - server. Trong đó, client sẽ đưa ra các yêu cầu, câu lệnh tới máy chủ. Sau đó, server sẽ nhận lệnh và thực hiện xử lý và xuất kết quả lại cho client. Để thực hiện được điều này, người dùng phải đảm bảo kết nối Internet hoặc mạng nội bộ trong xuyên suốt quá trình. 

Nguyên lý hoạt động chính của máy chủ vật lý là client - server

Nguyên lý hoạt động chính của máy chủ vật lý là client - server

Bên cạnh đó, với mỗi tác vụ mà người dùng mong muốn sẽ yêu cầu máy chủ xử lý theo một cách khác nhau. Để đảm bảo hoạt động, server vật lý sẽ được trang bị một hệ điều hành riêng biệt. Nhìn chung, cơ chế hoạt động có bản chất là đưa ra yêu cầu, xử lý và thực hiện phản hồi lại.

3. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng máy chủ vật lý

Dưới đây là những lợi thế và hạn chế của thiết bị này mà bạn đọc cũng như quý doanh nghiệp có thể tham khảo.

3.1 Lợi ích

Hiện nay, hầu hết các dịch vụ trên Internet đều yêu cầu sự hỗ trợ và tham gia của máy chủ. Chính vì vậy, người dùng cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn máy chủ vật lý để phục vụ những tác vụ, công việc cụ thể. Những ứng dụng của thiết bị này có thể kể đến như lưu trữ thông tin, vận hành hệ thống, xử lý tác vụ,...

Bên cạnh đó, loại máy chủ này cũng được ưu tiên sử dụng bởi những lý do dưới đây.

  • Cung cấp tài nguyên, hiệu suất tuyệt vời vì không phải chia sẻ với máy chủ khác.
  • Mức độ bảo mật được đánh giá cao hơn.
  • Người dùng toàn quyền xử lý, triển khai hay quản lý thiết bị.
  • Khả năng tùy chỉnh theo mô hình hạ tầng riêng biệt.
  • Khả năng hoạt động liên tục trong nhiều năm, đảm bảo tính sẵn sàng.
  • Thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức,... có quy mô lớn.

3.2 Hạn chế

  • Chi phí đầu tư tương đối cao, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
  • Yêu cầu có cơ sở hạ tầng để lắp đặt cũng như bảo quản.
  • Phát sinh nhiều chi phí khác như bảo trì, quản lý,...
  • Khả năng nâng cấp bị hạn chế và thiếu linh hoạt so với các nền tảng máy chủ khác.
  • Yêu cầu về kiến thức chuyên môn để có thể thực hiện quản lý, điều hành hay xử lý các sự cố. 
  • Tiêu thụ năng lượng lớn và liên tục. 
  • Có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới dữ liệu nếu có sự cố mà không có phương án dự phòng. 

Lượng năng lượng tiêu thụ của máy chủ là vô cùng lớn và liên tục

Lượng năng lượng tiêu thụ của máy chủ là vô cùng lớn và liên tục

4. Chi phí mua máy chủ vật lý là bao nhiêu? 

Hiện nay, chi phí mua máy chủ vật lý có thể từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Với các đơn vị, tổ chức lớn thì con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng cho các dàn máy chủ với quy mô lớn. Bên cạnh chi phí mua, người dùng còn phải dự trù thêm các khoản khác như chi phí lắp đặt, bảo trì, nâng cấp hạ tầng đáp ứng,...

Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn, ITSUPRO sẽ cập nhật một số mẫu máy chủ và mức giá cụ thể đang được chúng tôi kinh doanh dưới đây.

  • Máy chủ Dell PowerEdge T150 (Intel Xeon/E-2314G/3.10GHz/8Mb/ 8Gb/ 1TB/ 300W/ Tower 4U): 27.890.000 VNĐ.
  • Máy tính chủ Dell R250 Cabled 42SVRDR250-915 (Xeon E-2324G/ 8GB / 2TB 7.2K RPM NLSAS 12Gbps/ DVDRW/ 450W/ No OS/ 4 Yrs): 39.590.000 VNĐ.
  • Máy Chủ Dell PowerEdge R350 42SVRDR350-221 8x2.5 HP/Perc: 65.390.000 VNĐ.
  • Máy Chủ Dell PowerEdge R450 42SVRDR450-702 ( 8x2.5"): 99.790.000 VNĐ.
  • Máy Chủ Dell PowerEdge R750 42SVRDR750-709 (8x3.5"): 108.590.000 VNĐ.
  • Máy Chủ Dell PowerEdge R750 42SVRDR750-242 (24x2.5"): 150.690.000 VNĐ.

Giá mua máy chủ vật lý có thể từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng

Giá mua máy chủ vật lý có thể từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng

5. Những lưu ý khi mua và sử dụng server vật lý

Mức chi phí để mua và duy trì một server vật lý là một bài toán khó cho tất cả người dùng cũng như doanh nghiệp. Do đó, hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây từ ITSUPRO để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất. 

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định đúng nhu cầu, chi phí, loại máy chủ phù hợp,...
  • Lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín, có hỗ trợ 24/7 cũng như triển khai các dịch vụ khác ngoài lề.
  • Phần mềm trong máy chủ cần được lập trình cũng như tối ưu hóa các thiết lập quan trọng. 
  • Cần đáp ứng về cơ sở hạ tầng, vị trí lắp đặt cho máy chủ.
  • Máy chủ cần được bảo trì thường xuyên cũng như có người giám sát và triển khai các hoạt động trên máy chủ. 
  • Hoạt động nâng cấp hay bảo dưỡng cần được thực hiện bởi các chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm.
  • Xem xét có nên mua máy chủ vật lý hay tham khảo các phương án khác.

6. ITSUPRO - Địa chỉ cung cấp máy chủ và dịch vụ IT chất lượng

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, ITSUPRO tự hào khi đã đồng hành cùng hàng ngàn khách hàng, doanh nghiệp. Với dịch vụ máy chủ, ITSUPRO hiện đang triển khai hầu hết dịch vụ phổ biến hiện nay như cho thuê máy chủ, kinh doanh máy chủ vật lý, tư vấn lắp đặt,...

 

ITSUPRO - Địa chỉ cung cấp máy chủ và dịch vụ IT chất lượng

ITSUPRO - Địa chỉ cung cấp máy chủ và dịch vụ IT chất lượng

Đến với ITSUPRO, quý khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu, mong muốn hay tối ưu cho hoạt động. Chi phí sẽ được công khai minh bạch với rất nhiều ưu đãi dành cho khách hàng của ITSUPRO. 

Trên đây là những nội dung quan trọng về chủ đề máy chủ vật lý. Với hiệu suất tuyệt vời cùng những ứng dụng quan trọng, đây chắc chắn là một khoản đầu tư xứng đáng mà doanh nghiệp nên quan tâm. Liên hệ với ITSUPRO để được tư vấn và đặt mua máy chủ ngay hôm nay.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15