Công nghệ phát triển, Internet vừa là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển lại vừa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tấn công, rò rỉ hay ăn cắp dữ liệu. Chính vì vậy, lựa chọn các giải pháp bảo mật mạng máy tính tối ưu là điều bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và chú ý. Trong bài viết này, ITSUPRO sẽ giới thiệu tới bạn đọc top 7 giải pháp được chúng tôi tin dùng cũng như các lưu ý quan trọng.
1. Bảo mật mạng là gì?
Trước khi đến với top 7 giải pháp bảo mật mạng tối ưu cho doanh nghiệp năm 2024, bạn đọc cần tìm hiểu bảo mật mạng là gì và một số thông tin về hoạt động này. Bảo mật mạng thực tế là một chuỗi quy trình nhằm bảo vệ dữ liệu khi truyền đi trong hệ thống Internet. Tùy vào mục đích và nhu cầu của người dùng mà sẽ sử dụng các công cụ tương ứng như một tập hợp hình thức, công cụ, phần mềm.
Chuỗi quy trình bảo mật dữ liệu trên Internet sẽ gồm nhiều hình thức, công cụ
Bảo mật mạng có ý nghĩa to lớn với doanh nghiệp đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, khi mà dữ liệu trở thành một loại tài sản vô giá. Nhờ hoạt động này, doanh nghiệp sẽ ngăn chặn được những mối nguy hại tiềm ẩn trên Internet, giảm thiểu tối đa thiệt hại cũng như tạo tiền đề để cạnh tranh trong thời kỳ số hóa.
2. Top 7 giải pháp bảo mật mạng tốt nhất cho doanh nghiệp
Dưới đây là 7 giải pháp tối ưu mà quý doanh nghiệp có thể tham khảo và lựa chọn cho hệ thống mạng của công ty, tổ chức.
2.1 Sử dụng mạng riêng ảo VPN
Phương pháp đầu tiên ITSUPRO muốn giới thiệu tới bạn đọc là sử dụng mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network). Công nghệ này giúp tạo kết nối mạng an toàn cho doanh nghiệp khi tham gia vào các mạng công cộng như Internet, mạng riêng do nhà cung cấp dịch vụ sở hữu. Mạng riêng ảo VPN được ứng dụng rất nhiều cho các hoạt động của doanh nghiệp như:
- Truy cập vào mạng doanh nghiệp từ xa giúp các nguồn lực trong mạng nội bộ không cần tiếp xúc trực tiếp với Internet, tăng tính bảo mật.
- Truy cập mạng nội bộ khi không có mặt.
- Duyệt web ẩn danh và thực hiện mã hóa dữ liệu.
- Gia tăng tốc độ tải tệp tin.
- Bảo vệ, chống rò rỉ IP.
2.2 Firewalls
Tường lửa được coi là giải pháp bảo mật mạng phổ biến và thông dụng nhất mà bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Có thể hiểu đơn giản rằng Firewalls giống như một rào chắn nhằm đảm đảm các nguồn truy cập vào và ra của hệ thống máy tính được kiểm soát.
Tường lửa sẽ là rào chắn kiểm soát nguồn truy cập ra vào của hệ thống máy tính
Nhờ vậy, những rủi ro an ninh mạng như truy cập bất thường, malware, kẻ gian tấn công,... sẽ được giảm thiểu tối đa. Một số loại tường lửa thường được triển khai hiện nay có thể kể đến như:
- Tường lửa lọc gói: Kiểm tra địa chỉ gửi và nhận, giao thức, số cổng đích,... và thực hiện chặn nếu thông tin truy cập vi phạm bộ quy tắc.
- Tường lửa kiểm tra trạng thái: Kiểm tra trạng thái hoạt động và đặc điểm của kết nối mạng truy cập.
- Lớp ứng dụng và Firewalls Proxy: Lọc từng lớp ứng dụng và kiểm tra dung lượng dữ liệu để xác định yêu cầu hợp lệ cũng như mã độc.
- Next Generation Firewalls: Phiên bản tiên tiến hơn của tường lửa truyền thống với sự kết hợp thêm các tiện ích, thiết bị đi kèm.
2.3 Giải pháp DLP
DLP là viết tắt của cụm từ Data Loss Prevention hay những phần mềm, giải pháp giúp ngăn chặn thất thoát dữ liệu. Những giải pháp này hoạt động trên cơ chế xác định những thay đổi bất thường với dữ liệu và đưa ra những tùy chỉnh phân tích để người dùng tăng cường bảo mật an ninh mạng.
Giải pháp bảo mật mạng DLP giúp ngăn chặn thất thoát dữ liệu
Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những loại dữ liệu nhạy cảm, các bản thiết kế, hợp đồng quan trọng hay hóa đơn chứng từ. Hiện nay, các giải pháp DLP còn được tích hợp thêm hệ thống trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu suất xử lý cũng như gia tăng thêm các lớp bảo vệ vững chắc cho dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp.
2.4 Các ứng dụng xác thực đa yếu tố MFA
Người dùng thường có xu hướng sử dụng những mật khẩu ngắn, đơn giản và dễ nhớ. Đây cũng chính là rủi ro tiềm ẩn cho kẻ gian tấn công an ninh mạng hay bị xâm phạm mật khẩu, đánh cắp dữ liệu. Xác thực đa yếu tố (MFA) sẽ đem đến đa dạng phương thức xác thực nhằm đảm bảo danh tính người dùng minh bạch như:
- Mã xác thực động (OTP).
- Ứng dụng xác thực di động.
- Số điện thoại.
- Thẻ thông minh.
- USB.
Xem thêm: Các hình thức tấn công mạng
Tổng hợp 6 cách phòng chống tấn công mạng tốt nhất năm 2024 và lưu ý
2.5 NAC - Network Access Control
Giải pháp bảo mật mạng NAC là lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp kiểm soát truy cập hệ thống mạng. Với phương thức triển khai vô cùng dễ dàng, NAC sẽ kiểm soát được toàn bộ các thiết bị cũng như truy cập của khách hàng đến với tài nguyên của họ. Những truy cập trái phép, không được cấp quyền thì đều được xếp vào tội phạm mạng, tin tặc, kẻ tấn công nguy hiểm,...
NAC sẽ kiểm soát được toàn bộ các thiết bị cũng như truy cập của khách hàng
Một số tính năng của NAC có thể kể đến như:
- Giới hạn quyền truy cập với người dùng và thiết bị ở khu vực mạng cụ thể.
- Ngăn chặn các hành vi truy cập trái phép hay thiết bị đáng ngờ.
- Chặn quyền truy cập với các thiết bị không tuân thủ chính sách bảo mật.
- Áp dụng chính sách bảo mật với tài nguyên mạng.
- Tính năng nhận dạng xác minh người dùng và thiết bị khỏi mã độc hại.
- Kết hợp đa dạng phương pháp bảo mật khác nhau.
2.6 Giải pháp SIEM
Security Information and Event Management là sự kết hợp hoàn hảo giữa quản lý thông tin bảo mật (SIM) và quản lý sự kiện bảo mật (SEM). Thông qua công nghệ thu thập nhật ký từ nhiều nguồn cũng như xác định những sai lệch, người dùng sẽ được cung cấp khả năng quan sát hoạt động mạng tương đối toàn diện.
Một số chức năng quan trọng của SIEM có thể kể đến như:
- Thu thập dữ liệu thông qua hoạt động ghi lại nhật ký từ nhiều nguồn khác nhau như thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, ứng dụng,...
- Cảnh bảo những sự cố nguy hiểm trên hệ thống mạng của tổ chức.
- Quản lý chính sách người dùng về an ninh, bảo mật.
- Liên hệ tương quan và sắp xếp các sự kiện một cách khoa học nhằm tạo nền tảng bảo mật cho doanh nghiệp.
2.7 PAM - Privileged Account Manager
Giải pháp bảo mật mạng cuối cùng trong danh sách này là PAM (Privileged Account Manager). PAM là một giải pháp quản lý quyền truy cập đặc quyền giúp bảo mật danh tính của các tổ chức trước các mối đe dọa trên không gian mạng. Người dùng cũng đồng thời được cung cấp khả năng kiểm soát và theo dõi chặt chẽ khi dễ dàng theo dõi được ai là người truy cập, thực hiện hoạt động gì.
Người dùng sẽ được cung cấp khả năng kiểm soát và theo dõi chặt chẽ
Dưới đây là một số tính năng chính của PAM bạn đọc có thể tham khảo.
- Cung cấp quyền truy cập và thực hiện quản lý đơn giản thông qua các tài khoản đặc quyền.
- Nâng cao khả năng xác thực.
- Quản lý các phiên làm việc theo đúng chính sách bảo mật đã đề ra.
- Giám sát quyền truy cập và hoạt động của người dùng.
3. Một số lưu ý cho doanh nghiệp để đảm bảo an toàn trên không gian mạng
Bên cạnh các giải pháp bảo mật mạng đã nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về một số vấn đề dưới đây nhằm nâng cao và đảm bảo an toàn trên không gian mạng.
-
Áp dụng quản lý xác thực và mật khẩu mạnh: Doanh nghiệp cần áp dụng các loại mật khẩu đủ mạnh, có trình quản lý cũng như sử dụng thêm xác thực đa yếu tố để nâng cao khả năng quản lý dữ liệu.
- Cập nhật phiên bản mới nhất: Những phiên bản hệ điều hành, trình duyệt, phần mềm bảo mật,... cần được cập nhật liên tục nhằm cải thiện khả năng bảo mật, vá lỗi cũng như phục vụ trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Cập nhật phiên bản mới nhất sẽ cải thiện khả năng bảo mật người dùng
- Nâng cao nhận thức: Bất kể tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần giáo dục về bảo mật an ninh mạng cho cá nhân từ cấp bậc nhân viên đến quản lý.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống: Những cài đặt quyền riêng tư, dữ liệu phân tích sự cố,... cần được kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện ra sớm những mối nguy hại tiềm ẩn.
Trên đây là top 7 giải pháp bảo mật mạng tối ưu cho doanh nghiệp năm 2024 do đội ngũ chuyên viên tại ITSUPRO tổng hợp. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, quý doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với tổ chức hay mô hình công ty của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ về những giải pháp bảo mật an toàn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com.