ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Tấn công mạng là gì? Các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay

Người đăng: Tran Duc Anh | 28/02/2024

Cùng với sự phát triển của xã hội và công nghệ, Internet trở thành một nền tảng quan trọng và được sử dụng bởi tất cả mọi người. Tuy nhiên, nền tảng này cũng tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm và đặc biệt là tấn công mạng. Hãy tìm hiểu những hình thức tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay và giải pháp cụ thể cùng ITSUPRO ngay bây giờ.

1. Tấn công mạng là gì?

Tấn công mạng hay tấn công an ninh mạng là “hành vi sử dụng không gian mạng, CNTT hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử”.

Kẻ gian sẽ sử dụng không gian mạng hoặc phương tiện điện tử để tấn công mạng

Kẻ gian sẽ sử dụng không gian mạng (không gian mạng là gì) hoặc phương tiện điện tử để tấn công mạng

Khái niệm trên được trích tại khoản 8, Điều 2 luật An ninh mạng 2018. Để bạn đọc có thể hiểu rõ về tấn công mạng, xin mời theo dõi một số hành vi cụ thể dưới đây.

  • Phát tán chương trình độc hại cho các thiết bị điện tử, mạng viễn thông, mạng nội bộ doanh nghiệp,...
  • Làm cản trở, rối loạn, ngưng trệ hoạt động mạng bằng các hình thức tấn công mạng. 
  • Xâm nhập, gây tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu và truyền ra ngoài.
  • Sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng các thiết bị, phần mềm có khả năng tấn công mạng.
  • Hành vi làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của mạng viễn thông, hệ thống thông tin, phương tiện điện tử,...

2. Chi tiết về 8 hình thức tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là 8 hình thức phổ biến nhất hiện nay do các chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO tổng hợp và chia sẻ tới bạn. 

2.1 Malware - Tấn công bằng mã độc và phần mềm độc hại

Malware là những phần mềm, chương trình độc hại đồng thời là một trong các hình thức tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào mục đích của đối tượng thực hiện, malware sẽ được lập trình với các chức năng như ăn cắp dữ liệu, mã hóa thông tin, chiếm quyền sử dụng, giám sát hoạt động,... 

Phương thức lây nhiễm của mã độc cũng rất đa dạng. Đó có thể là do người dùng đã truy cập vào các đường link độc hại, mở tệp đính kèm không rõ nguồn gốc hay vô tình cài ứng dụng chứa mã độc. Một số cái tên tiêu biểu bạn cần biết là virus, Worms, Trojan, Spam, Ransomware,...

Malware có thể lây nhiễm khi người dùng truy cập đường link độc hại

Malware có thể lây nhiễm khi người dùng truy cập đường link độc hại

2.2 Phishing - Tấn công giả mạo

Đúng như cái tên của mình, Phishing được thực hiện bằng cách giả mạo một tổ chức hay một cá nhân uy tín để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin. Đối tượng giả mạo có thể là các ngân hàng, ví điện tử, trang giao dịch trực tuyến hay các công ty thẻ tín dụng. Phương thức thực hiện phổ biến nhất là qua email và tin nhắn mạo danh.

Người dùng sẽ nhận được những tin nhắn với nội dung mang tính chất nghiêm trọng và được dẫn tới website giả mạo. Với giao diện được thiết kế tinh vi, người dùng dễ dàng cung cấp những thông tin cá nhân của bản thân và kẻ gian có thể sử dụng chúng với mục đích bất hợp pháp.

2.3 DoS/DDoS - Tấn công từ chối dịch vụ

Nhắc đến các hình thức tấn công mạng mà không đề cập tới DoS/DDoS là một thiếu sót rất lớn. Trong đó, DoS (Denial of Service) sẽ khiến hệ thống gặp vấn đề khi nhận được một lượng lớn truy cập vào cùng thời điểm. DDoS là một biến thể khác của DoS với nền tảng chính là mạng lưới máy tính khiến người dùng không biết đã bị tấn công mạng.

DoS sẽ khiến hệ thống gặp vấn đề khi nhận được một lượng lớn truy cập 

DoS sẽ khiến hệ thống gặp vấn đề khi nhận được một lượng lớn truy cập 

Đối tượng chính của DoS/DDoS chắc chắn là những website, những máy chủ trò chơi, máy chủ dữ liệu,... Hậu quả để lại là những ảnh hưởng, gián đoạn trong quá trình sử dụng cũng như có thể sập toàn bộ hệ thống. 3 hình thức tấn công tiêu biểu bạn cần biết là:

  • Tấn công gây nghẽn mạng (UDP Flood và Ping Flood).
  • Tấn công Syn Flood (TCP).
  • Tấn công khuếch đại DNS.

2.4 Man-in-the-Middle-Attack - Tấn công trung gian

Man-in-the-Middle-Attack là hình thức tấn công mạng mà kẻ gian sẽ thực hiện xâm nhập vào giữa cuộc giao dịch hay đối thoại của người dùng. Hình thức này còn được gọi là tấn công nghe lén khi kẻ gian dễ dàng theo dõi được các hành vi của người dùng và đánh cắp được dữ liệu trong thời gian thực hiện.
Man-in-the-Middle-Attack thường xảy ra khi người dùng truy cập vào một địa chỉ mạng, Wifi không xác định. Kẻ gian sẽ lợi dùng điều đó và áp dụng 1 trong 4 hình thức tấn công trung gian phổ biến gồm Sniffing, Packet Injection, Gỡ rối phiên và Loại bỏ SSL. 

2.5 Exploit Attack - Khai thác lỗ hổng bảo mật

Những lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành, ứng dụng, code,... có thể bị lợi dụng và thực hiện hình thức Exploit Attack. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen không cập nhật của người dùng hay do kẻ gian phát hiện và tấn công dồn dập vào một điểm yếu.   Hình thức tấn công mạng Exploit Attack dựa vào những lỗ hổng bảo mật

Hình thức tấn công mạng Exploit Attack dựa vào những lỗ hổng bảo mật

2.6 SQL Injection - Tấn công cơ sở dữ liệu người dùng

Những server có sử dụng ngôn ngữ SQL, MySQL, DB2, Oracle,... có thể gặp nguy hiểm chỉ với một vài đoạn mã độc. Hậu quả để lại có thể là mất cắp dữ liệu, bị chiếm quyền sử dụng,... hay thậm chí là làm lộ toàn bộ cơ sở dữ liệu người dùng. Với các tổ chức hay doanh nghiệp, hậu quả này cũng càng nghiêm trọng với 4 hình thức chủ yếu gồm:

  • Tấn công vượt qua kiểm tra đăng nhập.
  • Tấn công sử dụng câu lệnh Select.
  • Tấn công sử dụng câu lệnh Insert.
  • Tấn công sử dụng Stored-Procedures.

2.7 Password Attack - Phá mã khóa người dùng

Hình thức tấn công mạng bằng cách phá khóa người dùng thường được áp dụng một số phương pháp như: 

  • Brute Force Attack dò được username và password cùng lúc với một loại công cụ mạnh mẽ.
  • Tấn công bằng cách dò mật khẩu sẽ nhắm tới các cụm từ khóa có nghĩa, đơn giản và có tỷ lệ thành công rất cao. 
  • Keylogger Attack lưu lại lịch sử thao tác tay người dùng và gửi về cho kẻ tấn công thông qua một phần mềm độc hại.  
  • Kẻ gian cũng có thể lợi dụng cookie trong thao tác trình duyệt để ăn cắp quyền truy cập và lấy mật khẩu người dùng.

Mật khẩu của người dùng có thể bị tấn công mã khóa

Mật khẩu của người dùng có thể bị tấn công mã khóa

2.8 Một số hình thức khác

Bên cạnh các hình thức tấn công mạng phổ biến đã nêu trên, có rất nhiều hình thức khác tồn tại trên thị trường nhưng ít được sử dụng hơn. Mặc dù vậy, mức độ nguy hiểm và hậu quả để lại của chúng cũng rất đáng quan ngại. Một số cái tên tiêu biểu đã được ITSUPRO tổng hợp lại gồm:

  • Cross-Site Scripting (XSS).
  • Advanced Persistent Threats (APT).
  • Tấn công từ chối phản xạ phân tán DRDoS.
  • Tấn công vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
  • Tấn công từ trong nội bộ tổ chức.
  • Tấn công vào đối tượng con người.
  • Tấn công mạng chiếm đoạt phiên.
  • Tấn công rải rác với Trojan hoặc chương trình back-door.

Xem thêm: Bảo mật web là gì? Top 10 cách bảo mật trang web hiệu quả năm 2024

3. Một số giải pháp hạn chế tấn công an ninh mạng hiệu quả

Trên thực tế, các hình thức tấn công mạng đều sẽ có cách hạn chế và xử lý riêng với từng trường hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể đến từ ITSUPRO.

Hình thức tấn công

Giải pháp cụ thể

Tấn công bằng Malware

  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu.
  • Cập nhật phần mềm, hệ điều hành.
  • Tránh truy cập hay sử dụng các file, tệp,... đáng nghi ngờ.

Phishing

  • Đề cao cảnh giác với các email hay tin nhắn có tính thúc giục, đe dọa,...
  • Không truy cập các đường link lạ.
  • Không trả lời hay cung cấp thông tin bừa bãi.

DoS/DDoS

  • Thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập.
  • Tạo danh sách quản lý truy cập.

Man-in-the-Middle-Attack 

  • Cài đặt SSL cho các trang web truy cập.
  • Không đặt hàng, cung cấp dữ liệu hay gửi thông tin quan trọng khi dùng mạng công cộng.
  • Không truy cập link đáng ngờ.

Exploit Attack

  • Cập nhật ứng dụng, hệ điều hành thường xuyên.
  • Giám sát bảo mật thiết bị theo thời gian thực.
  • Triển khai hệ thống IDS, IPS.
  • Sử dụng phần mềm diệt virus, quét lỗ hổng bảo mật,...

 SQL Injection

  • Sử dụng các biện pháp bảo mật tối ưu, hiện đại.
  • Tham khảo và nhận hỗ trợ từ những chuyên gia bảo mật.

Password Attack

  • Đặt mật khẩu khó đoán, đủ độ dài và độ phức tạp.
  • Tránh để lộ thông tin cá nhân.

Các hình thức tấn công khác

  • Ưu tiên thực hiện kết hợp nhiều biện pháp bảo mật cùng lúc.
  • Nâng cao hiểu biết của người dùng về hoạt động bảo mật an ninh mạng.

Trên đây là 8 hình thức tấn công mạng phổ biến nhất năm 2024 cùng một số giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng này. Bạn có thể tham khảo cách phòng chống tấn công mạng trên blog của chúng tôi. Hy vọng bạn đọc cũng như quý doanh nghiệp có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp để bảo vệ được thông tin, dữ liệu của mình. Liên hệ ngay với ITSUPRO để nhận hỗ trợ và tư vấn.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15