ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Tổng hợp 6 cách phòng chống tấn công mạng tốt nhất năm 2024 và lưu ý

Người đăng: Tran Duc Anh | 22/03/2024

Hiện nay, mạng máy tính hay Internet trở thành một nền tảng quan trọng được đông đảo người dùng sử dụng với các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và đòi hỏi người dùng cần có các phòng chống tấn công mạng phù hợp. Hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu về những phương pháp hiệu quả nhất và lưu ý khi lựa chọn ngay bây giờ.

1. Tấn công mạng là gì? 

Tấn công mạng là tất cả hành vi sử dụng không gian mạng hay các thiết bị điện tử để tấn công máy tính, website, cơ sở dữ liệu, thiết bị,... của một cá nhân, tổ chức. Những hậu quả để lại về mặt tài chính, danh dự, dữ liệu,... là vô cùng to lớn và đòi hỏi cần có các biện pháp phòng chống tấn công mạng càng sớm càng tốt.

Hậu quả của các cuộc tấn công mạng là vô cùng to lớn, nghiêm trọng

Hậu quả của các cuộc tấn công mạng là vô cùng to lớn, nghiêm trọng

2. Những phương thức tấn công mạng phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức, phương thức tấn công mạng được những đối tượng xấu áp dụng và thực hiện. Tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Malware: Các loại phần mềm độc hại được lập trình riêng với mục đích xấu như ăn cắp dữ liệu, phá hoại phần cứng, theo dõi hoạt động,...
  • Phishing: Hình thức tấn công giả mạo một cá nhân hoặc đơn vị uy tín và yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin quan trọng, nhạy cảm.
  • DoS/DDoS: Thực hiện truy cập liên tục với lưu lượng lớn làm quá tải hệ thống, máy chủ hay mạng nội bộ của người dùng.
  • Man-in-the-Middle-Attack: Phương thức tấn công trung gian vào giữa cuộc đối thoại hay giao dịch của người dùng.
  • Exploit Attack: Thực hiện khai thác lỗ hổng bảo mật của người dùng.
  • SQL Injection: Tấn công trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của các server sử dụng ngôn ngữ SQL, MySQL, DB2, Oracle,... 
  • Password Attack: Sử dụng các công cụ, phần mềm,... để có được mật khẩu của người dùng.

3. Tổng hợp một số cách phòng chống tấn công mạng hiệu quả

Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO đã tổng hợp một số phương pháp hiệu quả mà bất kể cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể áp dụng. Xin mời theo dõi chi tiết từng phương pháp ngay bây giờ.

3.1 Cập nhật ứng dụng và hệ điều hành thường xuyên

Việc thường xuyên cập nhật các ứng dụng và hệ điều hành tạo nền tảng quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro bị tấn công mạng. Trong mỗi bản cập nhật, ngoài những tính năng mới thì người dùng còn được cung cấp các bản vá bảo mật. Nhờ vậy, kẻ gian khó có thể khai thác chúng và tấn công thiết bị hay hệ thống mạng của người dùng.

Cập nhật ứng dụng và hệ điều hành thường xuyên giảm thiểu rủi ro tấn công mạng

Cập nhật ứng dụng và hệ điều hành thường xuyên giảm thiểu rủi ro tấn công mạng

3.2 Sử dụng các dịch vụ, phần mềm bảo mật

Đây có thể coi là cách phòng chống tấn công mạng hiệu quả bậc nhất mà các cá nhân hay doanh nghiệp đều có thể thực hiện. Đó là những phần mềm diệt virus, công cụ bảo mật mạng hay những dịch vụ an toàn dữ liệu. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn những phiên bản miễn phí hay trả phí tương ứng.

Một số cái tên tiêu biểu bạn đọc có thể tham khảo như Acronis Cyber Protect Cloud, Kaspersky Internet Security, AVG Internet Security,... Bạn cũng có thể liên hệ với các nhà cung cấp hay chuyên viên bảo mật chuyên nghiệp để nhận tư vấn. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động bảo mật mạng.

3.3 Sao lưu dữ liệu định kỳ

Thông thường mục tiêu của những đối tượng tấn công mạng sẽ là những dữ liệu quan trọng của người dùng. Lúc này, những bản sao lưu sẽ trở thành “vị cứu tinh” để duy trì hoạt động cũng như phục hồi thông tin quan trọng sau sự cố. Những phương pháp sao lưu thường sử dụng gồm:

  • Sao lưu dữ liệu bằng thiết bị phần cứng.
  • Sao lưu dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm.
  • Sao lưu dữ liệu lên nền tảng đám mây.

3.4 Giáo dục và nâng cao hiệu biết về an ninh mạng

Hoạt động giáo dục và nâng cao hiểu biết về an ninh mạng có ý nghĩa rất quan trọng. Với người dùng cá nhân, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu những kiến thức này trên sách báo, internet hay qua người quen. Còn ở phạm vi doanh nghiệp, hoạt động này cần triển khai từ người quản lý đến từng nhân viên, từng bộ phận.

Giáo dục nâng cao hiểu biết sẽ giúp phòng chống tấn công mạng hiệu quả

Giáo dục nâng cao hiểu biết sẽ giúp phòng chống tấn công mạng hiệu quả

3.5 Quản lý và giám sát hoạt động của hệ thống mạng

Đây là công việc của các nhà quản lý trong doanh nghiệp hoặc những chuyên viên bảo mật. Hoạt động mạng của một đơn vị bao gồm kiểm soát lưu lượng truy cập, phát hiện những truy cập bất thường cũng như quản lý phân quyền người dùng một cách tối ưu. 

Công cụ được sử dụng có thể là các phần mềm, nền tảng hay dịch vụ được cung cấp. Để hoạt động quản lý và giám sát được hiệu quả, yêu cầu về kiến thức cũng như chuyên môn là bắt buộc. Nhờ vậy, những mối nguy hại an ninh mạng sẽ được phát hiện và ngăn chặn sớm nhất có thể. 

3.6 Sử dụng mật khẩu mạnh 

Hoạt động tấn công an ninh mạng có liên quan mật thiết đến quyền truy cập cũng như mật khẩu của người dùng. Chính vì vậy, quản lý mật khẩu là một yếu tố quan trọng để phòng chống tấn công mạng. Bên cạnh đó, các phương thức mã hóa mạnh cũng sẽ hỗ trợ người dùng bảo mật hiệu quả hơn. 

Mật khẩu được sử dụng nên ưu tiên mức độ mạnh, mức độ phức tạp với đầy đủ chữ cái, chữ số và ký hiệu. Việc truyền dữ liệu được mã hóa cũng cần đảm bảo tính bảo mật cũng như tính toàn vẹn của thông tin trong quá trình vận chuyển. Một số gợi ý có thể kể đến như triển khi câu lệnh thông hành, xác thực hai yếu tố, bảo mật vật lý,...

Mật khẩu được sử dụng nên đảm bảo đủ mức độ mạnh

Mật khẩu được sử dụng nên đảm bảo đủ mức độ mạnh

4. Một số lưu ý khi lựa chọn giải pháp bảo mật mạng

Trên thực tế, mỗi phương thức tấn công mạng sẽ có phương pháp phòng chống tấn công mạng tương ứng. Ví dụ như sử dụng mật khẩu mạnh sẽ hạn chế Password Attack, triển khai phần mềm bảo mật hiện đại sẽ ngăn chặn được malware,... Để có thể nâng cao bảo mật của hệ thống mạng, cá nhân hay doanh nghiệp cũng nên kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc với nhau. 

Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia bảo mật cũng có ý nghĩa quan trọng. Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, họ sẽ tư vấn cho người dùng giải pháp phù hợp với chi phí, yêu cầu và khả năng tương thích. Nhờ vậy, việc triển khai bảo mật cũng sẽ đạt hiệu quả tối ưu, tránh lãng phí về nhân lực và tài chính.

Cuối cùng, hãy lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ, phần mềm uy tín. Đây là nền tảng quan trọng để bạn được cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cũng như được hỗ trợ khi cần thiết. Hoạt động này cần triển khai càng sớm càng tốt và mang tính duy trì để hạn chế rủi ro tấn công mạng.Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, phần mềm uy tín

Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, phần mềm uy tín

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về hoạt động phòng chống tấn công mạng. Hãy áp dụng ngay những phương pháp phòng chống được gợi ý ở trên để nâng cao hiệu quả bảo mật mạng. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ, phần mềm bảo mật uy tín.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15