ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Bảo mật web là gì? Top 10 cách bảo mật trang web hiệu quả năm 2024

Người đăng: Tran Duc Anh | 10/05/2024

Với sự xuất hiện của những rủi ro an ninh mạng ngày càng nhiều, bảo mật website trở thành một bài toán khó với bất kể cá nhân hay doanh nghiệp. Để có thể triển khai hoạt động này hiệu quả, xin mời hãy theo dõi những nội dung quan trọng được ITSUPRO tổng hợp và giới thiệu tới bạn dưới đây.

1. Website là gì?

Website là tập hợp các trang chứa thông tin gồm văn bản, hình ảnh,... nằm trên một domain và được lưu trữ trên máy chủ của trang web. Người dùng có thể truy cập vào một website nếu có kết nối Internet. Theo Nghị định số 72/2013/NĐ/CP, Website còn định nghĩa là một trang thông tin điện tử. 

 

Website còn định nghĩa là một trang thông tin điện tử

Website còn định nghĩa là một trang thông tin điện tử

2. Bảo mật web là gì?

Bảo mật web là quá trình bảo vệ một website khỏi những mối đe dọa tiềm tàng và rủi ro tấn công từ đối tượng xấu. Hoạt động này bao gồm rất nhiều biện pháp, công cụ, thủ thuật,... và bắt buộc người thực hiện phải trang bị cả kiến thức cũng như kinh nghiệm. Đây cũng là hoạt động mà bất kể nhà quản trị web nào cũng cần thực hiện định kỳ và cẩn thận.

3. Vì sao cần bảo mật cho website?

Ý nghĩa của hoạt động này thể hiện rõ ràng nhất qua một số phương diện dưới đây. 

  • Dữ liệu trên website bao gồm dữ liệu cá nhân, thông tin doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng,... và đều có ý nghĩa rất quan trọng.
  • Website bị tấn công sẽ làm hoạt động thương mại điện tử bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến doanh số, tài chính,...
  • Ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của website (mất thứ hạng từ khóa, trang web rớt top,...)
  • Đánh mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Không thể tiếp tục các chiến dịch quảng cáo có liên quan đến website.
  • Những lỗ hổng bảo mật hoàn toàn có thể bị khai thác với mục đích xấu nếu người dùng không thực hiện bảo vệ hay “vá”.
  • Tiêu tốn thời gian, chi phí,... để khắc phục sự cố và xây dựng lại một website mới.
  • Pháp luật có những quy định nghiêm ngặt về hoạt động bảo mật mà các tổ chức, doanh nghiệp cần phải tuân theo. 

Xem thêm: Máy chủ ảo là gì? Ứng dụng, ưu nhược điểm và lưu ý lựa chọn

Dịch vụ bảo trì máy chủ

 

Bảo mật web bảo mật dữ liệu của cá nhân, doanh nghiệp,... trên website

Bảo mật web bảo mật dữ liệu của cá nhân, doanh nghiệp,... trên website

4. Một số rủi ro mà một website có thể gặp

Dưới đây là một số rủi ro nguy hiểm để người dùng có thể hiểu được tầm quan trọng của bảo mật web.

  • Lỗi bảo mật XSS dưới các hình thức như hiển thị trang web, quảng cáo giả mạo, gửi email độc hại,...
  • Mã độc được chèn vào hệ thống mạng để thực hiện hành vi đúng theo mong muốn của đối tượng thực hiện lập trình.
  • Broken Authentication tạo điều kiện cho hacker xâm phạm và đánh cắp mật khẩu, tài khoản, ID,... 
  • Lỗi định dạng sai cấu hình.
  • Website bị hack hoàn toàn và chiếm quyền sử dụng. 

5. Top 10 cách bảo mật trang web hiệu quả 

Hãy tham khảo ngay những phương pháp dưới đây để nâng cao hiệu quả bảo mật cho website của bạn.

5.1 Sử dụng mật khẩu và phương thức bảo mật đủ mạnh

Để bảo mật trang web hiệu quả, người dùng cần có mật khẩu và phương thức bảo mật đủ mạnh. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bị tấn công dò mật khẩu hay mất tài khoản quản lý. Một số lưu ý mà người dùng có thể thực hiện bao gồm:

  • Đảm bảo mật khẩu đủ mạnh với đủ độ dài, có các ký tự số, chữ, ký tự, chữ viết hoa,...
  • Thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ.
  • Giới hạn số lần nhập sai mật khẩu.
  • Bật xác thực hai yếu tố.
  • Kết hợp thêm các biện pháp bảo mật tích hợp như vân tay, mở khóa gương mặt,...

Mật khẩu của người dùng cần được thay đổi định kỳ
Mật khẩu của người dùng cần được thay đổi định kỳ

5.2 Phân quyền truy cập phù hợp

Một website có thể chia quyền cho một vài thành viên nhưng cũng có thể lên đến hàng chục, hàng trăm người với vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả to lớn do con người, nguyên nhân hàng đầu gây rủi ro cho sự an toàn của một website.

Điều này đặt ra bài toán khó cho nhà quản trị trong các khâu phân phối quyền truy cập, quản lý và theo dõi hoạt động. Phạm vi càng rộng thì càng nhiều đối tượng cần quản lý và yêu cầu tương ứng cũng càng cao. Nếu tổ chức hay doanh nghiệp có thể làm được điều này một cách khoa học, hoạt động bảo mật web chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.

5.3 Thực hiện sao lưu dữ liệu website định kỳ

Hoạt động sao lưu dữ liệu trên một trang web cần thực hiện định kỳ và khoa học. Đây là nền tảng quan trọng giúp hạn chế những hậu quả, rủi ro có thể xảy ra nếu website bị tấn công hay có vấn đề. Doanh nghiệp hay người dùng có thể dễ dàng sao lưu với sự hỗ trợ từ phần mềm bên thứ ba hay các dịch vụ backup bên ngoài.

5.4 Sử dụng các phần mềm bảo mật cho máy tính

Nếu thiết bị của người dùng nhiễm các loại mã độc, virus,... thì có khả năng rất cao sẽ lây nhiễm cho trang web. Vì vậy, người dùng cần sử dụng những phần mềm bảo mật để đảm bảo an toàn cho thiết bị. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền tảng hệ thống website và các thiết bị điểm cuối được an toàn.

Sử dụng phần mềm bảo mật sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị

Sử dụng phần mềm bảo mật sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị

5.5 Thường xuyên kiểm tra hoạt động của website

Để bảo mật web được hiệu quả, nhà quản trị website cần liên tục theo dõi các hoạt động của web. Hoạt động này bao gồm kiểm tra lượng truy cập, theo dõi các hoạt động bất thường cũng như phát hiện vấn đề và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Khả năng bảo mật và an toàn của website cũng cần được chú trọng. 

5.6 Sử dụng HTTPS/Chứng chỉ SSL

SSL (Secure Socket Layer) là giao thức bảo mật được ứng dụng như một tiêu chuẩn an ninh công nghệ. Với sự nghiêm ngặt và được công nhận rộng rãi, tính riêng tư và toàn vẹn của dữ liệu truyền truyền tải sẽ được đảm bảo. Khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về khả năng bảo mật tuyệt đối của giao thức này.

Bên cạnh đó, một giao thức truyền tải mà bạn đọc và các nhà quản trị web cũng cần quan tâm là HTTPS. Giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật này không chỉ giúp đem lại những lợi ích tốt cho website mà còn tốt cho SEO, cho thương hiệu. Với các website thương mại điện tử, cài HTTPS là bắt buộc nếu muốn tích hợp cổng thanh toán online.

HTTPS vừa tốt cho website vừa tốt cho SEO, cho thương hiệu

HTTPS vừa tốt cho website vừa tốt cho SEO, cho thương hiệu

5.7 Chỉ cài đặt và sử dụng những plugin cần thiết

Mặc dù là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị website nhưng người dùng chỉ nên cài những plugin thật sự cần thiết. Chúng đều được cung cấp và phát triển bởi bên thứ ba thay vì là các nhà phát triển mã nguồn. Vì vậy, plugin cũng tiềm ẩn các rủi ro về lỗ hổng bảo mật hay được lập trình để thực hiện hành vi xấu.

5.8 Cập nhật phần mềm và website

Bất kể nền tảng, chương trình, hệ điều hành,... trên thiết bị đều cần được cập nhật liên tục. Điều này giúp hạn chế tối đa những rủi ro bị lợi dụng những lỗ hổng bảo mật để tấn công dữ liệu và trang web của người dùng. Mỗi bản cập nhật sẽ giúp thiết bị và website của bạn trở nên hoàn thiện và đảm bảo an toàn hơn.

5.9 Đào tạo và nâng cao kiến thức về bảo mật

Dù ở phạm vi cá nhân hay doanh nghiệp, việc trang bị những kiến thức về bảo mật cũng là rất quan trọng. Điều này đem đến những tác động tích cực trực tiếp đến con người, nguyên nhân hàng đầu gây ra những vấn đề về bảo mật. Phạm vi càng lớn thì mức độ triển khai càng cần thiết và không phân biệt cấp quản lý hay cấp cơ sở.

Doanh nghiệp cần triển khai đào tạo và nâng cao kiến thức về bảo mật

Doanh nghiệp cần triển khai đào tạo và nâng cao kiến thức về bảo mật

5.10 Tham khảo và tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia

Để bảo mật website hiệu quả, ưu tiên hàng đầu là tham khảo và tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Họ sẽ đánh giá được tình trạng trang web của bạn, đưa ra những nhận định và phương án xử lý phù hợp với từng trường hợp. Hoạt động của một trang web cũng sẽ được tối ưu và nâng cao hiệu suất bảo mật tối đa. 

Trên đây là khái niệm về bảo mật web cũng như Top 10 cách bảo mật hiệu quả mà cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể áp dụng. Cảm ơn bạn đọc và quý doanh nghiệp đã theo dõi bài viết trên từ ITSUPRO. Để được tư vấn và hỗ trợ, xin mời liên hệ với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO ngay hôm nay.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15