Con người ngày càng phát triển và ứng dụng các thiết bị điện tử trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Cùng với đó, những mối đe dọa cũng xuất hiện ngày càng nhiều và để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu về mã độc ransomware hay hình thức mã độc tống tiền đang rất phổ biến hiện nay.
1. Mã độc ransomware là gì?
Ransomware là một phần mềm độc hại (malware) được lập trình riêng để mã hóa tệp của người dùng hoặc ngăn sử dụng đến khi thanh toán tiền chuộc. Chính vì vậy, đây có thể coi là một phần mềm tống tiền theo yêu cầu của đối tượng xấu sử dụng. Nếu không thanh toán, người dùng có nguy cơ bị mất hết dữ liệu cũng như hư hại đến thiết bị nhiễm mã độc.
Ransomware mã hóa tệp của người dùng đến khi thanh toán tiền chuộc
2. Cơ chế hoạt động của mã độc tống tiền
Mã độc này được lập trình trông có dạng một tệp, file,... trông tương đối vô hại nhưng lại mà file thực thi mã (.exe). Người dùng khó có thể nhận ra điều này và thường chỉ khi hiện lên thông báo thì mới phát hiện ra được. Những nguyên nhân chính khiến loại mã độc này có thể xâm nhập vào máy tính bao gồm:
- Sử dụng các phần mềm crack, không có bản quyền hay nguồn gốc rõ ràng.
- Truy cập các website có chứa mã độc.
- Mở các file, đường link, tệp,... độc hại đính kèm trong email.
- Click vào quảng cáo chứa mã độc tống tiền.
- Kẻ gian lợi dụng lỗ hổng bảo mật trên thiết bị người dùng.
3. Phân loại và một số loại mã độc ransomware phổ biến
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mã độc tống tiền đã được các đối tượng xấu tạo ra. Dưới đây là những cái tên tiêu biểu bạn đọc cần biết.
- Encrypting: Tệp của người dùng sẽ bị mã hóa bằng cách bí mật kết nối với server của hacker và tạo key để mã hóa, đổi đuôi tệp của người dùng sang dạng khác.
- Non-encrypting: Người dùng sẽ bị chặn hoàn toàn khả năng truy cập thiết bị, chỉ có thể thực hiện thao tác bật tắt và có thông báo về cách thanh toán tiền chuộc được hướng dẫn trên màn hình.
- Leakware: Dữ liệu của người dùng bị đe dọa công khai lên trên mạng nếu không thanh toán tiền chuộc gây hoang mang, hoảng loạn.
- Mobile ransomware: Những thiết bị điện thoại Android thường bảo mật kém hơn và có thể bị nhiễm mã độc khi cài đặt file .apk.
Loại mã độc Encrypting mã hóa dữ liệu người dùng và tạo key mã khóa
Tương ứng với những loại mã độc ở trên là rất nhiều cái tên tiêu biểu hay các cuộc tấn công dữ liệu tống tiền nổi tiếng. Đó là WannaCry vào năm 2017 với quy mô toàn thế giới hay 3.900 máy tính nhiễm GandCrab tại Việt Nam tính đến 2018. Một số cái tên khác có thể kể đến như Bad Rabbit, NotPetya, TorrentLocker,...
4. Hậu quả khi nhiễm mã độc tống tiền
Đúng như tên gọi của mình, mã độc ransomware sẽ gây thiệt hại lớn nhất về mặt tài chính cho đối tượng bị nhiễm. Tùy vào đối tượng sử dụng mã độc mà chi phí có thể chỉ từ vài chục USD đến hàng ngàn USD. Ở phạm vi doanh nghiệp, tổ chức thì con số này có thể lớn hơn rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tài chính của họ.
Bên cạnh đó, dữ liệu cũng là thứ bị nhắm đến và đe dọa nhiều nhất trong một cuộc tấn công tống tiền. Điều này thể hiện rõ nhất với những cá nhân có dữ liệu nhạy cảm, công ty luật, các doanh nghiệp đang phát triển,... Nếu dữ liệu bị xóa hay công khai ra bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của đối tượng bị nhắm đến.
Dữ liệu bị nhắm đến và đe dọa trong các cuộc tấn công tống tiền
5. Xử lý như thế nào khi máy tính bị nhiễm ransomware?
Nếu chẳng may thiết bị của người dùng hay doanh nghiệp bị nhiễm mã độc tống tiền, đừng vội vàng thanh toán theo hướng dẫn của đối tượng xấu. Không ai có thể đảm bảo rằng dữ liệu hay quyền truy cập sẽ được trả lại bình thường sau khi người dùng thanh toán tiền chuộc. Ổn định tâm lý và xác định rõ vấn đề bản thân gặp phải sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Nếu thiết bị của bạn đang kết nối với mạng chung của doanh nghiệp, hãy ngắt kết nối ngay lập tức. Điều này giúp hạn chế lây nhiễm mã độc ransomware ra các thiết bị trong hệ thống mạng. Bạn có thể xác định và xóa đi những mã độc này trong trường hợp vẫn có thể truy cập, điều khiển thiết bị.
Bạn nên xóa đi toàn bộ dữ liệu trong máy bị nhiễm và đặt lại từ đầu nếu không còn quyền truy cập thiết bị. Lúc này, sự hỗ trợ từ các chuyên gia cũng như bản sao lưu dữ liệu sẽ là cứu tinh của bạn. Vấn đề quan trọng nhất lúc này sẽ là khắc phục được những hậu quả có thể xảy ra và làm theo tư vấn từ những chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật.
Hãy ưu tiên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên viên bảo mật
6. Các biện pháp phòng chống mã độc tống tiền hiệu quả
Để phòng chống mã độc ransomware, người dùng có thể tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây từ ITSUPRO.
- Thường xuyên sao lưu dữ liệu và có biện pháp bảo mật dữ liệu hợp lý.
- Nâng cao hiểu biết về bảo mật, công nghệ cho cả bản thân cũng như mọi người xung quanh.
- Đưa ra các chính sách bảo mật và triển khai ứng phó kịp thời.
- Cập nhật phần mềm và hệ điều hành thường xuyên.
- Tham khảo các dịch vụ, phần mềm bảo mật hiện đại.
- Sử dụng các phần mềm, ứng dụng bản quyền.
- Tránh tải, truy cập, khởi chạy,... những tệp hay ứng dụng không rõ nguồn gốc.
- Liên hệ và nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật.
Ransomware quả là một mối đe dọa đáng sợ mà bất kể người dùng máy tính nào cũng phải chú ý. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về loại mã độc này cũng như có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp nếu gặp phải.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến một số loại mã độc phổ biến khác như: Mã độc Trojan, Mã độc Redline Stealer, Ducktail.
Liên hệ ngay với ITSUPRO để được nhận tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com.