ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Quản trị máy chủ là gì? Công việc chính, tầm quan trọng và lưu ý

Người đăng: Tran Duc Anh | 12/07/2024

Máy chủ là một thiết bị quan trọng để có thể triển khai các hoạt động, dịch vụ trên Internet hiện nay của doanh nghiệp. Để duy trì hoạt động máy chủ được tối ưu, quản trị máy chủ là hoạt động thiết yếu cần được thực hiện. Cùng ITSUPRO tìm hiểu chi tiết về công việc này ngay bây giờ. 

1. Quản trị máy chủ là gì? 

Quản lý máy chủ là hoạt động chăm sóc, thiết lập, bảo trì để đảm bảo hệ thống máy chủ có thể hoạt động ổn định. Thông thường, đây sẽ là công việc của một cá nhân, bộ phận với những doanh nghiệp lớn hoặc được cung cấp dưới dạng dịch vụ từ các nhà cung cấp. 

Quản lý máy chủ là hoạt động chăm sóc, thiết lập, bảo trì hệ thống máy chủ

Quản lý máy chủ là hoạt động chăm sóc, thiết lập, bảo trì hệ thống máy chủ

2. Công việc chính của quản lý máy chủ Server

Qua khái niệm đã nêu trên, ta thấy đây là công việc đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và có rất nhiều hoạt động cần thực hiện. Cùng ITSUPRO tìm hiểu về các hoạt động chính cần thực hiện ngay bây giờ.

2.1 Các hoạt động chính cần phụ trách với máy chủ

Công việc quan trọng nhất của một chuyên viên kỹ thuật hay quản trị viên server là những hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động máy chủ. Có thể nói mọi hoạt động của máy chủ đều nằm trong tầm kiểm soát của quản trị viên. Đó là những công việc cụ thể như:

  • Thiết kế, triển khai hệ thống: Đánh giá hoạt động muốn triển khai, lựa chọn cấu hình phù hợp, thiết kế kiến trúc và triển khai hệ thống máy chủ.
  • Cài đặt, cấu hình: Quản lý máy chủ yêu cầu cài đặt, thiết lập,... những thông số, chính sách quan trọng để đưa máy chủ vào hoạt động.
  • Theo dõi, quản lý tài nguyên: Tài nguyên máy chủ sẽ được theo dõi liên tục cũng như đưa ra phương án xử lý phù hợp nếu có vấn đề.
  • Xử lý sự cố và bảo trì: Để máy chủ hoạt động ổn định và liên tục, quản trị viên cần xử lý sự cố và bảo trì định kỳ.
  • Bảo mật: Thực hiện xây dựng chính sách bảo mật, đảm bảo độ vẹn toàn của dữ liệu người dùng.
  • Tư vấn, hỗ trợ: Bên cạnh quản lý, quản trị viên sẽ hỗ trợ tư vấn người dùng xuyên suốt quá trình sử dụng và vận hành máy chủ.
  • Thực hiện các chính sách: Dựa vào định hướng hay hoạt động doanh nghiệp triển khai, máy chủ sẽ được thiết lập để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Kỹ thuật viên sẽ theo dõi hoạt động máy chủ và quản lý tài nguyên
Kỹ thuật viên sẽ theo dõi hoạt động máy chủ và quản lý tài nguyên

2.2 Đảm bảo môi trường làm việc với máy chủ

Bên cạnh những công việc liên quan đến hoạt động máy chủ, quản trị máy chủ còn bao gồm các hoạt động ảnh hưởng môi trường làm việc. Máy chủ là thiết bị hay một hệ thống cần hoạt động liên tục và có công suất lớn. Hoạt động của máy chủ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

  • Nhiệt độ.
  • Hệ thống cung cấp điện.
  • Hệ thống kết nối mạng.
  • Quy mô triển khai. 
  • Thiên tai như bão, lũ lụt,...
  • Không gian thiết đặt.
  • Các hệ thống dự phòng.
  • Bụi.

Để máy chủ hoạt động ổn định, quản trị viên cũng cần đảm bảo về các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc. Đây là công việc cần thực hiện đồng thời và xuyên suốt quá trình sử dụng máy chủ. Nếu không đảm bảo về yếu tố môi trường, máy chủ có thể gặp vấn đề và gặp một số rủi ro như hoạt động chậm, hỏng hóc, mất dữ liệu,...

3. Tầm quan trọng của quản trị máy chủ

Hiện nay, tất cả doanh nghiệp đều cần tự thực hiện hay tìm đến các dịch vụ quản trị máy chủ từ bên thứ ba. Dưới đây là một số phương diện cụ thể để bạn đọc có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động này.

  • Đảm bảo sức khỏe và hiệu suất của máy chủ hay hệ thống máy chủ được sử dụng. 
  • Tạo môi trường vận hành tối ưu cho máy chủ để đảm bảo các hoạt động, dịch vụ muốn triển khai. 
  • Hạn chế những rủi ro có thể xảy ra xuyên suốt thời gian sử dụng và phản ứng kịp thời, hạn chế ảnh hưởng.
  • Đơn giản hóa các thao tác muốn triển khai, thiết lập, duy trì,...
  • Bảo vệ tuyệt đối dữ liệu của khách hàng cũng như doanh nghiệp.
  • Nền tảng quan trọng để duy trì hoạt động và gia tăng cạnh tranh trong thời đại 4.0.

Những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng máy chủ sẽ được hạn chế tối đaNhững rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng máy chủ sẽ được hạn chế tối đa

4. Một số phần mềm quản lý máy chủ phổ biến

Dưới đây là một số phần mềm hỗ trợ hoạt động này mà bạn đọc và quý doanh nghiệp có thể tham khảo. 

4.1 Hyperic HQ

Hyperic HQ được phát triển bởi Hyperic, công ty độc quyền về các giải pháp quản trị máy chủ cho Unix, Linux, Windows và Mac. Một số tính năng Hyperic hỗ trợ có thể kể đến như giám sát mở rộng, giao diện khoa học, hỗ trợ đa nền tảng,... Tuy nhiên, người dùng không được cung cấp khả năng tự khắc phục mà phải kết hợp với một số thao tác thủ công. 

4.2 Nagios

Khi sử dụng Nagios, nhà quản trị có thể kiểm tra tình trạng kết nối bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép thu thập dữ liệu sẵn có từ bất kể nguồn nào và thông báo đầy đủ cho người dùng. Một lưu ý quan trọng khi sử dụng Nagios là kết cấu phức tạp và có thời gian để máy học là tương đối lâu. 

4.3 Zabbix

Zabbix là giải pháp mã nguồn mở và sử dụng tương đối dễ dàng. Người dùng có thể cấu hình máy chủ ngay trên giao diện web thông qua các tệp văn bản cũng như nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng đông đảo. Các doanh nghiệp nhỏ có thể ứng dụng Zabbix để đạt hiệu quả tối ưu.  

4.4 WhatsUp Gold

WhatsUp Gold cho phép quản lý mạng theo thời gian thực bằng cách sử dụng trang tổng quan được cá nhân hóa. Rất nhiều tính năng được cung cấp như tải cục bộ, quản lý tập trung, giám sát liên tục,... Mặc dù giao diện không được trực quan, doanh nghiệp vẫn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên viên kỹ thuật.

WhatsUp Gold cho phép quản lý mạng theo thời gian thực
WhatsUp Gold cho phép quản lý mạng theo thời gian thực

4.5 SolarWinds

Với cấu trúc liên kết được lập trình riêng, SolarWinds cho phép tự động cập nhật dữ liệu trong thời gian thực. Nhờ vậy, kết quả hoạt động máy chủ sẽ được hiển thị mà không cần bất kỳ thao tác hay công cụ bổ sung nào. Người dùng chỉ cần lưu ý về việc SolarWinds không hỗ trợ Microsoft Hyper-V cũng như cấu hình cảnh báo từ bảng điều khiển. 

5. Một số lưu ý khi thực hiện quản lý máy chủ

Để triển khai hoạt động này một cách hiệu quả, bạn đọc và quý doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề dưới đây. 

  • Đánh giá về hoạt động triển khai, phạm vi, quy mô doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng,... để lựa chọn giải pháp phù hợp. 
  • Cá nhân hay bên thứ ba đảm nhận quản trị máy chủ cần có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong hoạt động này. 
  • Cần triển khai các phương án dự phòng trong trường hợp cháy nổ, hư hỏng, đề phòng rủi ro,... 
  • Tham khảo tư vấn và dịch vụ từ các bên liên quan để áp dụng giải pháp phù hợp nhất. 
  • Nếu lựa chọn các giải pháp từ bên thứ ba, doanh nghiệp cần xem xét về chi phí, cơ sở hạ tầng, phản hồi từ khách hàng,...

Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp hỗ trợ quản lý từ bên thứ ba

Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp hỗ trợ quản lý từ bên thứ ba

Trên đây là một số chia sẻ của ITSUPRO về chủ đề quản lý máy chủ. Đây là một hoạt động quan trọng cần được triển khai cẩn thận và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động doanh nghiệp triển khai. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và triển khai các dịch vụ liên quan đến máy chủ. 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com.   

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15