ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Lỗ hổng Zero-Day là gì? Mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh hiệu quả

Người đăng: Tran Duc Anh | 24/07/2024

Hiện nay có rất nhiều mối nguy hại trên Internet có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dùng cá nhân hay doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu về lỗ hổng Zero-Day - Một trong những mối nguy hại được cảnh báo nhiều nhất hiện nay. 

1. Lỗ hổng Zero-Day là gì? 

Lỗ hổng Zero-Day là một thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng bảo mật của phần cứng hoặc phần mềm chưa được phát hiện, khắc phục, cảnh báo,... Kẻ gian có thể lợi dụng những lỗ hổng này để xâm nhập vào thiết bị, hệ thống dữ liệu,... và thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Một cuộc tấn công liên quan đến lỗ hổng này được gọi là Zero-day exploit hoặc Zero-day attack.

Kẻ gian có thể lợi dụng những lỗ hổng này để  thực hiện các hành vi bất hợp pháp

Kẻ gian có thể lợi dụng những lỗ hổng này để  thực hiện các hành vi bất hợp pháp

2. Zero Day Attack diễn ra như thế nào?

ITSUPRO đã tổng hợp và xin chia sẻ tới bạn chi tiết quá trình một cuộc tấn công lợi dụng lỗ hổng này dưới đây.

2.1 Giai đoạn 1: Phát hiện lỗ hổng

Trên thực tế, bất kỳ nền tảng, hệ điều hành,... nào cũng đều tồn tại những lỗ hổng bảo mật. Hacker hay các đối tượng xấu có thể có chủ đích hay vô tình phát hiện ra những lỗ hổng trong phần mềm, hệ thống,... Lúc này, chúng có thể âm thầm nhắm đến hoặc tấn công một cách rõ ràng, chủ động. Những thông tin về lỗ hổng Zero-day có thể được tìm thấy tại:

  • Thị trường chợ đen: Nơi giới hacker mũ đen mua bán, trao đổi thông tin và thực hiện các hành vi phi pháp. 
  • White market: Các tập đoàn công nghệ lớn tổ chức chương trình tìm kiếm lỗ hổng trong hệ thống, phần mềm,... để đổi lấy phần thưởng.
  • Gray market: Nhà nghiên cứu bán các đoạn mã khai thác cho quân đội, cơ quan tình báo.

Thị trường chợ đen là nơi giới hacker mũ đen thực hiện các hành vi phi pháp

Thị trường chợ đen là nơi giới hacker mũ đen thực hiện các hành vi phi pháp

2.2 Giai đoạn 2: Khai thác lỗ hổng

Một đoạn mã độc (Exploit code) sẽ được tận dụng để khai thác lỗ hổng đã được phát hiện trước đó. Kẻ gian có thể sử dụng thêm các phương pháp khác để xâm nhập thiết bị hay hệ thống của người dùng. Một số loại mã độc hay phương thức được sử dụng có thể kể đến như:

  • Tấn công giả mạo các tổ chức, cá nhân,... uy tín để đánh lừa lòng tin của người dùng. 
  • Ransomware xâm nhập vào thiết bị, mã hóa dữ liệu và yêu cầu trả tiền để được cấp lại quyền. 
  • Spyware theo dõi, ghi lại hoạt động của người dùng và truyền dữ liệu sang máy khác. 

2.3 Giai đoạn 3: Tấn công   

Sau khi lựa dụng lỗ hổng để truy cập, hacker có thể thực hiện hành vi xấu tùy vào mục đích của chúng. Đó có thể là dữ liệu, tài sản của người dùng, đánh sập hệ thống,... Nếu người dùng không phản ứng kịp thời, hậu quả để lại có thể rất nghiêm trọng tới rất nhiều cá nhân, thậm chí là toàn bộ hệ thống. 

Lỗ hổng Zero-day sẽ bị tấn công liên tục và gây ra hậu quả nghiêm trọng

Lỗ hổng Zero-day sẽ bị tấn công liên tục và gây ra hậu quả nghiêm trọng

3. Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero-Day

Sự nguy hiểm của các cuộc tấn công Zero-Day Attack đến từ việc lần đầu tiên chúng được biết đến. Do đó, không có bất kỳ bản vá bảo mật hay chính sách nào được cập nhật về các mối nguy hại này. Tương ứng với đó là mức độ nguy hiểm có thể không đáng kể hay ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của người dùng.

ITSUPRO sẽ đưa ra một số con số để bạn đọc có thể hiểu tầm nguy hiểm của lỗ hổng Zero-Day. Vào 4/2018 đã có 1 kẻ gian lợi dụng lỗi trên web MyEtherWallet để gây ra thiệt hại đến 150.000 USD. Hay vào năm 2019, Đến một nửa các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại được ghi nhận là Zero Day Attack.

Không chỉ đe dọa tới người dùng, loại lỗ hổng này còn là nỗi lo sợ của các nhà cung cấp phần mềm, dịch vụ. Đó là ảnh hưởng đến về mặt tài chính, an toàn dữ liệu, uy tín với khách hàng, mức độ lan rộng và tồn tại hậu quả theo thời gian dài,... Đây cũng là lý do bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần những phương án phòng tránh và xử lý kịp thời. 

Doanh nghiệp cần có phương án phòng tránh và xử lý kịp thời

Doanh nghiệp cần có phương án phòng tránh và xử lý kịp thời

4. Cách phòng tránh các mối đe dọa từ lỗ hổng Zero-Day

Trên thực tế, việc phòng tránh tuyệt đối các rủi ro bị tấn công bởi lỗ hổng Zero-day là hoàn toàn không thể. Người dùng cá nhân hay doanh nghiệp chỉ có thể hạn chế những ảnh hưởng và có biện pháp để phát hiện nếu bị tấn công. Dưới đây là một số gợi ý được các chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO đưa ra. 

  • Thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật, bản cập nhật phần mềm,... từ phía nhà sản xuất. 
  • Sử dụng thêm các giải pháp, phần mềm, dịch vụ,... bảo mật, tường lửa để có thể phát hiện các cuộc tấn công hiệu quả. 
  • Đào tạo nâng cao hiểu biết về lĩnh vực bảo mật cho toàn bộ cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. 
  • Nâng cao cảnh giác khi sử dụng Internet, truy cập các trang web, mở tệp đính kèm email, nhấp vào liên kết lạ,...
  • Thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên giúp giảm thiểu ảnh hưởng nếu bị tấn công. 
  • Tham khảo ý kiến và sự hỗ trợ từ các chuyên gia bảo mật. 

Lỗ hổng Zero-day là mối đe dọa vô cùng lớn trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Vì vậy, bạn đọc và quý doanh nghiệp nên trang bị những kiến thức và phương pháp phòng tránh các mối nguy hiểm này. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm. 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15