Tình trạng sử dụng email giả mạo để thực hiện các mục đích xấu hiện đang rất phổ biến tại nước ta. Để nâng cao hiểu biết và phòng chống trình trạng này, hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu về email lừa đảo và các nội dung chính xoay quanh. Nội dung bài viết bao gồm khái niệm, thực trạng, cách nhận biết và cách để ngăn chặn, xử lý nếu gặp phải.
1. Email lừa đảo là gì?
Email lừa đảo là các thư điện tử được kẻ gian sử dụng nhằm lợi dụng lòng tin của người dùng để thực hiện các mục đích xấu. Phổ biến nhất của loại email này là giả mạo các tổ chức, cơ quan, ứng dụng, người quen,... để đánh lừa nạn nhân. Tùy vào mục đích của đối tượng mà nội dung của email có thể:
- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm.
- Kèm theo các đường liên kết lạ, yêu cầu tải phần mềm.
- Mạo danh tổ chức uy tín, trang mạng xã hội, người quen,...
- Hình thức tương đương với một email được gửi từ các bên uy tín.
Email lừa đảo giả mạo tổ chức, cơ quan, người quen,... để đánh lừa nạn nhân
2. Thực trạng hiện nay của thư điện tử giả mạo
Để hiểu rõ hơn về thực trạng của email lừa đảo, chúng ta có thể dựa vào một số số liệu dưới đây.
- Theo Kaspersky, Việt Nam là nước bị lừa đảo qua Email nhiều nhất khu vực Đông Nam Á với 244.600 vụ (quý I năm 2020).
- Theo Microsoft, Việt Nam đứng thứ 3 về tỷ lệ nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử và phần mềm độc hại từ email.
- Theo báo cáo của công ty bảo mật CheckPoint, Amazon và Google là hai thương hiệu bị giả mạo nhiều nhất.
- Hiện nay, kẻ gian đã sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi hơn để dễ dàng lừa người dùng. Ví dụ như giả mạo các văn phòng Chính phủ, ngân hàng,...
- Bất kể người dùng cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp đều có thể là đối tượng bị nhắm đến.
- Những thiệt hại do thư điện tử giả mạo ảnh hưởng đến tài chính, uy tín, dữ liệu,... của rất nhiều cá nhân.
Có thể thấy hiện trạng của email giả mạo đang rất đáng báo động. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng bị nhắm đến và có rủi ro phải chịu hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ và AI thì hình thức này lại càng tinh vi và nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Email giả mạo gây ra nhiều hậu quả vô cùng đáng báo động
3. Những cách nhận biết email giả mạo bạn cần biết
Mặc dù được giả mạo giống các tổ chức, cá nhân,... uy tín nhưng người dùng vẫn có thể nhận biết email lừa đảo qua một số dấu hiệu dưới đây.
- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, nhạy cảm: Nếu email yêu cầu bạn gửi thông tin như mật khẩu tài khoản, thẻ tín dụng, mã số thuế,... mà không có bất kỳ liên lạc nào trước khó, khả năng cao đó là email lừa đảo.
- Tên gọi: Các doanh nghiệp, tổ chức,... thường gửi email đến từng cá nhân cụ thể thay vì các lời chào chung chung, không cá nhân hóa.
- Địa chỉ tên miền: Hãy chú ý vào địa chỉ tên miền xem có các dấu hiệu bất thường như ký tự lạ, tên miền giả mạo,... hay không.
- Yêu cầu truy cập: Không có một doanh nghiệp, tổ chức,... nào yêu cầu người dùng nhấp vào một đường link để cung cấp dữ liệu cá nhân.
- Nội dung: Bạn cần đặc biệt chú ý với các nội dung mang tính đe dọa, thúc giục cung cấp dữ liệu, ưu đãi đáng ngờ,...
- Tệp đính kèm: Trong các tệp đính kèm có thể kèm theo các mã độc, virus,... sẵn sàng phát tán khi người dùng tải xuống.
- Thông báo từ ứng dụng bảo mật: Nếu có bất kỳ thông báo hay nhắc nhở từ các ứng dụng bảo mật, hãy xem xét có rủi ro nào từ các email hay không.
- Mời gọi hấp dẫn: Kẻ gian sẽ luôn lợi dụng lòng tham của người dùng để đưa ra các lời mời gọi hấp dẫn như lương cao, quà, voucher,...
Bạn cần đặc biệt chú ý với các nội dung của email gửi đến
4. Ngăn chặn và xử lý email giả mạo như thế nào?
Tham khảo ngay 4 phương pháp dưới đây để ngăn chặn và xử lý tình trạng này hiệu quả.
4.1 Nâng cao kiến thức bảo mật
Bất kể người dùng cá nhân hay doanh nghiệp cũng cần nâng cao kiến thức về bảo mật. Hoạt động này có thể triển khai theo hình thức tự tìm hiểu, đào tạo nội bộ, tìm đến các chuyên gia,... Đây là nền tảng quan trọng liên quan trực tiếp đến yếu tố con người - mắt xích bị đối tượng xấu nhắm đến nhiều nhất.
4.2 Báo cáo email lừa đảo
Hầu hết các ứng dụng, dịch vụ,... email hiện nay đều trang bị thêm tính năng báo cáo thư điện tử. Nếu phát hiện ra email lừa đảo, bạn có thể trực tiếp báo cáo cho nền tảng. Nhà cung cấp ứng dụng, dịch vụ,... sẽ nhận được một bản sao từ email và thực hiện phân tích, bóc tách cũng như xử lý email đó.
4.3 Liên hệ trực tiếp với chính chủ
Trong trường hợp nghi ngờ khi nội dung email yêu cầu thông tin cá nhân, lừa đảo,... thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chính chủ. Các trang web, tổ chức, ứng dụng,... đều có thông tin liên hệ chính thức. Cho dù đã xác thực được danh tính của bên gửi, bạn vẫn nên xem xét về những yêu cầu trong email.
4.4 Tìm kiếm các giải pháp bảo mật email
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giải pháp bảo mật mà bạn có thể tham khảo. Đó có thể là các dịch vụ bảo vệ email, ứng dụng diệt virus, tường lửa,... Những giải pháp này có cả phiên bản trả phí và miễn phí để phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng.
Doanh nghiệp nên tìm đến các giải pháp bảo mật email
Trên đây là khái niệm, thực trạng, cách nhận biết và cách thức xử lý email lừa đảo. Hy vọng bạn đọc sẽ đề cao cảnh giác và bình tĩnh xử lý khi nhận được loại thư điện tử này. Theo dõi các bài viết mới nhất từ ITSUPRO để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh quanh lĩnh vực Công nghệ thông tin và bảo mật.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com