Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về chủ đề “Tường lửa”. Nội dung bài viết sẽ bao gồm khái niệm, những loại tường lửa phổ biến, phương thức hoạt động, tác dụng, ưu nhược điểm và lưu ý quan trọng. Xin mời theo dõi chi tiết bài viết ngay bây giờ.
1. Tường lửa là gì?
Tường lửa là một hệ thống bảo mật an ninh mạng được triển khai nhằm kiểm soát lưu lượng mạng truy cập đối với thiết bị. Có thể hiểu đơn giản đây là một rào cản giữa mạng nội bộ, thiết bị,... với những mối nguy hại hay truy cập từ bên ngoài. Người dùng còn gọi cơ chế bảo mật này với cái tên tiếng Anh là Firewall.
Tường lửa có tên tiếng Anh là Firewall
2. Có những loại tường lửa nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tường lửa được ứng dụng vào trong các hoạt động công nghệ thông tin. Dưới đây là một số loại phổ biến đã được ITSUPRO tổng hợp lại.
2.1 Personal Firewalls
Đúng như tên gọi của mình, loại tường lửa này được thiết kế riêng cho máy tính, thiết bị cá nhân của riêng người dùng. Nhờ vậy, thiết bị sẽ tránh được các mối nguy hại hay tiềm ẩn bị tấn công từ bên ngoài. Các nhà sản xuất có thể tích hợp sẵn trên máy tính người dùng hoặc cài đặt như phần mềm độc lập.
2.2 Network Firewalls
Network Firewalls được triển khai cho các host trong hệ thống mạng tránh khỏi các cuộc tấn công bên ngoài. Có thể hiểu rằng các thiết bị, hệ thống mạng,... trong nội bộ sẽ được bảo vệ khỏi những tác nhân, yếu tố,... từ bên ngoài. Người dùng cũng có thể dễ dàng kiểm soát quyền truy cập, lưu lượng lưu thông, thiết lập chính sách,...
Network Firewalls được triển khai cho các host trong hệ thống mạng
2.3 Tường lửa trạng thái
Khi cài đặt loại firewalls này, người dùng dễ dàng kiểm tra trạng thái kết nối mạng đang hoạt động. Những chỉ số có thể được phân tích gồm địa chỉ IP, cổng truy cập, nguồn gửi, kết nối,... trên thời gian thực.
2.4 Tường lửa thế hệ tiếp theo
Tường lửa thế hệ tiếp theo là sự kết hợp hoàn hảo khi bổ sung thêm những tính năng bảo mật từ cơ bản đến nâng cao. Nhờ vậy, hiệu quả bảo mật cũng sẽ tối ưu và không phải sử dụng quá nhiều giải pháp một lúc.
2.5 Proxy-based firewall
Proxy-based firewalls cho phép sử dụng máy chủ proxy để xử lý các yêu cầu truy cập vào mạng máy tính. Cơ chế hoạt động này giống như một trung gian giữa các thiết bị trong hệ thống mạng và Internet. Mặc dù đem lại hiệu suất tương đối ổn nhưng giải pháp này không được đánh giá cao vì sự tiêu tốn tài nguyên, gây chậm trễ thiết bị.
Proxy-based firewalls cho phép sử dụng máy chủ proxy để xử lý các yêu cầu
2.6 Tường lửa ứng dụng web
Loại tường lửa này được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng web trước những cuộc tấn công an ninh mạng. Bất kỳ yêu cầu truy cập web nào cũng sẽ được giám sát hoạt động và xử lý ngay nếu có mã độc, lỗ hổng bảo mật,... Yêu cầu này sẽ ngay lập tức bị chặn để bảo vệ cho website.
2.7 Tường lửa theo thiết kế
Tường lửa phần cứng và phần mềm là hai nền tảng được người dùng tin tưởng sử dụng. Với phần cứng, đó là một thiết bị được lập trình với những tính năng nâng cao nhằm bảo vệ tuyệt đối cho hệ thống mạng nội bộ, doanh nghiệp. Với phần mềm, nhà sản xuất sẽ lập trình và cung cấp cho người dùng cài trực tiếp trên thiết bị.
3. Phương thức hoạt động của tường lửa
Như ITSUPRO đã đề cập, firewall hoạt động như một chiếc cổng kiểm soát lưu lượng truy cập mạng. Tương ứng với đó là cơ chế đóng mở và kiểm soát hoàn toàn môi trường trong và ngoài của hệ thống. Về cơ bản, hoạt động của một tường lửa sẽ diễn ra như sau:
- Người dùng cài đặt và thiết lập, cấu hình những chính sách bảo mật phù hợp.
- Thực hiện bật công cụ.
- Khi có lưu lượng mạng truy cập, tường lửa sẽ kiểm tra và đánh giá tính phù hợp dựa trên các chính sách bảo mật. Cơ sở kiểm soát sẽ dựa trên địa chỉ, IP, cổng mạng, giao thức,...
- Nếu không phù hợp, truy cập sẽ bị đánh giá là bất thường và bị ngăn chặn.
- Người quản trị sẽ được nhận báo cáo để phát hiện kịp thời và thực hiện ngăn chặn.
- Thực hiện thay đổi, cập nhật chính sách, xử lý truy cập bất thường,...
- Lặp lại quy trình trên.
Firewall hoạt động như một chiếc cổng kiểm soát lưu lượng truy cập mạng
4. Tác dụng của tường lửa
Firewalls được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực mạng máy tính hay công nghệ thông tin. Dưới đây là những tác dụng cụ thể của Firewalls do ITSUPRO tổng hợp lại.
- Kiểm soát truy cập: Kiểm soát lưu lượng truy cập dựa trên các quy tắc, chính sách bảo mật được thiết lập.
- Phòng chống tấn công mạng: Ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hoặc mã độc không rõ nguồn gốc.
- Giám sát và ghi nhật ký: Thực hiện theo dõi hoạt động mạng và cung cấp dữ liệu cho phân tích sự cố, kiểm tra bảo mật,...
- Bảo vệ dữ liệu: Đảm bảo tính vẹn nguyên và bảo mật cho dữ liệu của người dùng cũng như các nguồn tài nguyên khác.
- Hỗ trợ từ xa: Người dùng có thể quản lý, bảo vệ hay theo dõi hệ thống mạng nội bộ từ xa với quyền hạn được phân chia rõ ràng.
5. Ưu nhược điểm của firewalls
Mặc dù được sử dụng rất phổ biến nhưng công cụ bảo mật mạng này vẫn có những ưu nhược điểm rõ ràng. Tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của tường lửa ngay bây giờ.
5.1 Ưu điểm
- Bảo vệ dữ liệu, hệ thống mạng,... khỏi những mối đe dọa bên ngoài.
- Đảm bảo hiệu suất sử dụng mạng máy tính, Internet,...
- Có thể thiết lập dễ dàng theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức.
- Tăng cường tính bảo mật cho hệ thống.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động mạng.
- Quản lý băng thông của các ứng dụng và dịch vụ.
Hiệu suất sử dụng mạng máy tính, Internet,... sẽ được đảm bảo
5.2 Nhược điểm
- Chi phi tương đối tốn kém, đặc biệt là các giải pháp tường lửa hiện đại có kết hợp các tính năng nâng cao.
- Người dùng cần có kiến thức để thực hiện cấu hình, quản lý,...
- Triển khai firewall có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất, tài nguyên sử dụng mạng,...
- Đòi hỏi cần cập nhật phần mềm, hệ thống, quy tắc,...
- Tiềm ẩn rủi ro bị tấn công từ bên trong hoặc các mối đe dọa mới, malware có khả năng phát tán mạnh,...
- Có thể gây xung đột giữa phần mềm, phần cứng trong hệ thống hoặc thiết bị người dùng.
6. Lưu ý khi sử dụng tường lửa trên máy tính
Bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để sử dụng giải pháp này một cách hiệu quả và tối ưu.
- Nên bật tường lửa ở trên các thiết bị máy tính ngay từ khi bắt đầu sử dụng.
- Người dùng có thể tắt firewall để phục vụ tải hoặc chạy ứng dụng nhưng cần bật lên khi hoàn tất.
- Người dùng nên kết hợp thêm các giải pháp bảo mật khác.
- Hoạt động này cần triển khai trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
- Nên triển khai đào tạo nâng cao kiến thức bảo mật cho các cá nhân trong nội bộ tổ chức.
- Nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để triển khai hoạt động bảo mật một cách phù hợp.
Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia để triển khai phù hợp
Trên đây là những chia sẻ của ITSUPRO về chủ đề “Tường lửa”. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công cụ hỗ trợ bảo mật này. Theo dõi thêm các bài viết mới từ ITSUPRO để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực công nghệ thông tin.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO
Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.
Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro
Email: contact@itsupro.com.