ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Máy chủ và máy trạm: Chi tiết các điểm giống và khác nhau

Người đăng: Tran Duc Anh | 21/06/2024

Hiện nay, cả máy chủ và máy trạm đều là những thiết bị được người dùng, doanh nghiệp rất tin dùng. Điều này cũng đặt ra sự quan tâm của người dùng về điểm giống, khác của hai thiết bị này để đưa ra lựa chọn phù hợp. Cùng ITSUPRO so sánh chi tiết hai loại thiết bị này ngay bây giờ. 

1. Khái niệm máy chủ và máy trạm

Dưới đây là khái niệm cơ bản về hai loại thiết bị này.

1.1 Máy chủ là gì? 

Máy chủ là một máy tính hoặc hệ thống máy tính được liên kết với mạng nội bộ, Internet với địa chỉ IP tĩnh cùng khả năng xử lý lớn. Hiện nay, máy chủ là nền tảng quan trọng cho tất cả hoạt động trên Internet như game, website, ứng dụng,... Máy chủ còn có tên gọi khác là Server.

 

Máy chủ là nền tảng quan trọng cho tất cả hoạt động trên Internet

Máy chủ là nền tảng quan trọng cho tất cả hoạt động trên Internet

1.2 Máy trạm là gì? 

Máy trạm là các thiết bị máy tính chuyên dụng với cấu hình mạnh mẽ phục vụ những hoạt động, công việc cụ thể. Với những phần mềm, cấu hình,... chuyên dụng, máy trạm có thể hỗ trợ người dùng thực hiện công việc đạt hiệu suất tối ưu. Máy trạm còn có tên gọi khác là Workstation.

2. Đặc điểm cơ bản của máy chủ và máy trạm

2.1 Đặc điểm của máy chủ

Máy chủ được thiết kế tương tự như một cây máy tính với các thiết bị phần cứng quen thuộc như CPU, RAM, bo mạch chủ,... Tuy nhiên, máy chủ sẽ không có màn hình, bàn phím, chuột,... mà sẽ thao tác qua một thiết bị hay nền tảng khác. Mô hình hoạt động phổ biến nhất của máy chủ là Client-Server với:

  • Client (máy khách): Các thiết bị sẽ phát tín hiệu, gửi yêu cầu,... đến máy chủ thông qua giao thức thống nhất.
  • Server (máy chủ): Máy chủ sẽ nhận tín hiệu, yêu cầu,... và xử lý trước khi phản hồi lại cho người dùng.  

Mô hình hoạt động chính của máy chủ

Mô hình hoạt động chính của máy chủ

2.2 Đặc điểm của máy trạm

Về cơ bản, máy trạm hoàn toàn tương đương với một thiết bị máy tính thông thường nhưng có cấu hình, hiệu năng,... cao hơn. Chúng vẫn có đầy đủ CPU, RAM, hệ điều hành,... nhưng sẽ được thiết kế để thực hiện các tác vụ chuyên dụng. Nhờ vậy, máy trạm được ứng dụng với những công việc cụ thể như thiết kế, kiến trúc, khoa học,...

3. So sánh máy chủ và máy trạm

Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hai loại thiết bị này, ITSUPRO đã so sánh chi tiết máy chủ và máy trạm ở dưới đây. 

3.1 Điểm giống nhau

Về cơ bản, cả máy chủ và máy trạm đều có khả năng hoạt động với hiệu suất cao trong thời gian dài. Tùy thuộc vào dịch vụ triển khai cũng như cấu hình mà các thiết bị này có thể hoạt động liên tục theo tuần, tháng, quý hay năm. Bộ vi xử lý, ổ cứng, card,... đều hỗ trợ hoạt động xuyên suốt nếu được chăm sóc và bảo trì định kỳ.

 

Máy chủ và máy trạm đều hoạt động với hiệu suất cao trong thời gian dài

Bên cạnh đó, cả hai thiết bị này đều yêu cầu kết nối tới mạng máy tính hoặc Internet để có thể triển khai hoạt động. Người dùng cũng có thể linh hoạt thay thế, sửa chữa, bảo trì,... theo nhu cầu. Hiện nay, cả hai loại máy chủ đều được cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp tin tưởng sử dụng trong các hoạt động hiện nay. 

3.2 Khác nhau

Tiêu chí

Máy chủ

Máy trạm

Cấu hình

Yêu cầu cấu hình mạnh mẽ hơn hẳn và có thể triển khai theo hệ thống.

Cấu hình cao hơn so với các thiết bị máy tính thông thường.

Mục đích sử dụng

Lưu trữ dữ liệu, quản lý tài nguyên, phản hồi yêu cầu máy chủ khách.

Thực hiện các tác vụ, kỹ thuật phức tạp như phân tích dữ liệu, code,...

Hệ điều hành

Windows Server, Linux, Unix,...

Windows, MacOS,...

Hình thức

Máy chủ vật lý, máy chủ ảo, máy chủ cloud,...

Thiết bị máy tính vật lý. 

Khả năng xử lý

Đa tác vụ đồng thời một cách nhanh chóng.

Chủ yếu phục vụ một cá nhân.

Khả năng hoạt động

Được thiết kế để hoạt động liên tục 24/7.

Cũng có thể hoạt động lâu dài nhưng kém hơn.

Cổng kết nối

Nhiều cổng kết nối.

Ít hơn.

Khả năng mở rộng

Tương đối dễ dàng với các module, ổ rack,...

Không linh hoạt như máy chủ.

Chi phí

Cao cho đến rất cao, có thể đến hàng tỷ đồng.

Cao hơn thiết bị máy tính thông thường.

Yêu cầu quản lý

Cá nhân hoặc quản trị viên có kinh nghiệm.

Người dùng hoặc nội bộ tự quản lý.

Vị trí

Đặt tại một phòng, tháp máy,... và ít di dời.

Linh hoạt di chuyển hơn.

Qua bảng so sánh trên, ta thấy máy chủ và máy trạm có những sự khác biệt cụ thể phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ mỗi thiết bị. Việc hiểu rõ những yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được đúng các thiết bị cần sử dụng. Việc tư vấn cho khách hàng hay triển khai các dịch vụ nhờ vậy cũng được tối ưu hơn. 

Doanh nghiệp cần đánh giá để đưa ra lựa chọn thiết bị phù hợp nhất

Doanh nghiệp cần đánh giá để đưa ra lựa chọn thiết bị phù hợp nhất

4. Có thể dùng máy trạm làm máy chủ được không? 

Về mặt kỹ thuật, máy trạm hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của phần cứng để hoạt động như một máy chủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy một số vấn đề nếu thay thế máy chủ bằng máy trạm. Đó là hiệu suất, khả năng hoạt động liên tục, các tính năng được cung cấp hay khả năng kết nối tới các thiết bị.

Chính vì vậy, các chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO không khuyến khích bất kỳ hoạt động đầu tư, sử dụng hay triển khai như trên. Bên cạnh đó, người dùng cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể liên hệ và nhận tư vấn từ các nhà cung cấp. Điều này giúp đảm bảo độ tin cậy, hiệu suất cũng như chi phí cần bỏ ra.

Trên đây là những so sánh cụ thể của ITSUPRO về máy chủ và máy trạm. Hai thiết bị này đều đang được sử dụng rất rộng rãi và có ý nghĩa to lớn trong các hoạt động trên Internet. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15