ITSUPRO
Bán hàng online toàn quốc:
1900 25 25 90

Bảo mật cơ sở dữ liệu là gì? Tầm quan trọng và những giải pháp cụ thể

Người đăng: Tran Duc Anh | 14/08/2024

Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn và được lưu trữ trong hệ thống máy chủ. Với các doanh nghiệp, đây là một tài sản vô giá và cần thực hiện hoạt động bảo mật cơ sở dữ liệu. Hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu chi tiết về hoạt động này cũng như các giải pháp cụ thể ngay bây giờ.

1. Bảo mật cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật cơ sở dữ liệu là hoạt động nhằm bảo vệ và đảm bảo an toàn cho dữ liệu cũng như nền tảng máy chủ lưu trữ dữ liệu (Cơ sở dữ liệu). Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần áp dụng một chuỗi quy trình, tiện ích, ứng dụng,... để giảm thiểu tối đa những mối đe dọa với cơ sở dữ liệu. Những chủ thể cần được bảo vệ bao gồm:

  • Dữ liệu của người dùng, doanh nghiệp trong nền tảng cơ sở dữ liệu.
  • Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
  • Các ứng dụng, phần mềm, thiết bị liên quan.
  • Máy chủ ảo hoặc vật lý được sử dụng để lưu trữ.
  • Cơ sở hạ tầng như thiết bị điểm cuối, hệ thống mạng,...

Cơ sở dữ liệu cần được bảo vệ để giảm thiểu tối đa những mối đe dọa 

2. Tầm quan trọng của hoạt động bảo mật cơ sở dữ liệu

Thông qua thực trạng và những lợi ích cụ thể, bạn đọc có thể hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này. 

2.1 Thực trạng bảo mật cơ sở dữ liệu hiện nay

Hiện nay, dữ liệu hay cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp luôn phải đối diện với nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng. Đó có thể là các lỗ hổng bảo mật, mật khẩu bị dò, lỗi tràn bộ đệm,... Đây là một thực tế đáng buồn khi bên cạnh những mối đe dọa công nghệ cao, cơ sở dữ liệu còn có thể bị tấn công bởi các phương pháp vô cùng đơn giản.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, khối lượng dữ liệu cũng ngày càng được thu thập nhiều lên. Đặc biệt, với các doanh nghiệp thì những dữ liệu càng quan trọng và cần thực hiện bảo mật cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, một số vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Cơ sở hạ tầng phân tán, không được đầu tư và triển khai chuẩn chỉ.
  • Kiến thức và kỹ năng về hoạt động bảo mật chưa đáp ứng nhu cầu.
  • Các yêu cầu, quy định,... về hoạt động bảo mật ngày càng phức tạp và chặt chẽ hơn. 
  • Doanh nghiệp chưa thực sự chú ý và đầu tư cho hoạt động bảo mật. 

Doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều vấn đề về bảo mật cơ sở dữ liệu

Doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều vấn đề về bảo mật cơ sở dữ liệu

2.2 Lợi ích của hoạt động bảo mật CSDL

Hoạt động bảo mật cơ sở dữ liệu đem lại những lợi ích cụ thể trên một số phương diện dưới đây. 

  • Đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu khỏi các rủi ro nguy hiểm như mã độc, kẻ gian dòm ngó, tấn công chiếm hữu,... 
  • Giảm thiểu những thiệt hại và ảnh hưởng về mặt kinh tế, danh tiếng, uy tín với khách hàng,...
  • Đảm bảo tuân thủ về các quy định và Luật pháp.
  • Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra hiệu quả, tối ưu. 
  • Tạo tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0.

3. 9 giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp

Tham khảo ngay 9 giải pháp dưới đây để đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp.

3.1 Bảo mật vật lý

Máy chủ hay trung tâm dữ liệu có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Đó có thể là khí hậu, tính chất bảo mật, độ ẩm, nhiệt độ,... Bên cạnh đó, máy chủ vật lý cũng có thể bị nhắm đến và thực hiện những hành vi xấu vì mục đích cá nhân. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo về một số hoạt động bảo mật vật lý dưới đây.

  • Thiết lập cơ sở hạng tầng uy tín, chuyên nghiệp với mức chi phí phù hợp. 
  • Bổ sung camera giám sát, mã khóa, nhân viên an ninh.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy chủ định kỳ.
  • Tách biệt máy chủ cơ sở dữ liệu với các dịch vụ khác. 

Doanh nghiệp cần bổ sung camera giám sát, mã khóa, nhân viên an ninh

Doanh nghiệp cần bổ sung camera giám sát, mã khóa, nhân viên an ninh

3.2 Kiểm soát quyền và hoạt động truy cập

Để bảo mật cơ sở dữ liệu hiệu quả, kiểm soát quyền và hoạt động truy cập là điều bắt buộc phải thực hiện. Người thực hiện hoạt động này thường là các chuyên gia bảo mật hoặc các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Hình thức thực hiện sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể dưới đây.

  • Kiểm soát hoạt động truy cập.
  • Phân quyền và giới hạn quyền các cá nhân ở mức tối thiểu hoặc theo chức vụ, quyền hạn.
  • Ghi chép, theo dõi các hoạt động. 
  • Thường xuyên kiểm tra các thiết lập. 

3.3 Thường xuyên sao lưu dữ liệu

Bản sao lưu dữ liệu là vị cứu tinh trong trường hợp cơ sở dữ liệu bị tấn công hay gặp vấn đề. Hoạt động này cần được đầu tư và thực hiện càng sớm càng tốt. Do đó, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các dịch vụ backup từ các nhà cung cấp thứ ba để đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả. 

Hoạt động backup dữ liệu cần được đầu tư và thực hiện càng sớm càng tốt

Hoạt động backup dữ liệu cần được đầu tư và thực hiện càng sớm càng tốt

3.4 Triển khai các giao thức mã hóa dữ liệu

Về cơ bản, các giao thức mã hóa dữ liệu sẽ đảm bảo tính bảo mật trong quá trình truyền tải và lưu trữ dữ liệu. Thay vì hiển thị dưới dạng gốc, dữ liệu sẽ được thay đổi sang định dạng mà chỉ cá nhân có quyền truy cập, mật khẩu mới có thể xem được. Nhờ vậy, kẻ gian cũng khó có thể khai thác hay đánh cắp dữ liệu hơn. 

3.5 Sử dụng tường lửa

Tường lửa là lớp bảo mật cơ sở dữ liệu quan trọng giữa mạng nội bộ doanh nghiệp và các mạng bên ngoài. Có thể hiểu đơn giản rằng tường lửa sẽ kiểm soát lưu lượng vào ra cũng như giám sát hoạt động mạng của người dùng. Nhờ vậy, việc ngăn chặn truy cập bất thường vào hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện tối ưu.  

3.6 Theo dõi hoạt động, giám sát theo thời gian thực

Theo dõi hoạt động và giám sát theo thời gian thực giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những bất thường với máy chủ CSDL. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng đưa ra phương án xử lý kịp thời. Nếu lựa chọn thuê máy chủ ảo, các doanh nghiệp dịch vụ sẽ đảm bảo hoạt động này cho bạn. 

3.7 Nâng cao nhận thức về bảo mật trong nội bộ

Hoạt động bảo mật cần được triển khai với mọi cá nhân trong doanh nghiệp. Hình thức thực hiện có thể là qua các buổi đào tạo nội bộ hoặc giữa các cá nhân, phòng ban. Điều này giúp giảm thiểu những rủi ro xuất phát từ nội bộ và con người, hai mối nguy hiểm tiềm tàng với cơ sở dữ liệu. 

 

Hoạt động bảo mật cần được triển khai với mọi cá nhân trong doanh nghiệp

Hoạt động bảo mật cần được triển khai với mọi cá nhân trong doanh nghiệp

3.8 Cập nhật ứng dụng, hệ điều hành

Các bản cập nhật ứng dụng, hệ điều hành sẽ cung cấp những bản vá cho những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống, thiết bị. Nhờ vậy, kẻ gian sẽ không thể lợi dụng những lỗ hổng này hay qua các phần mềm phụ, plugin, ứng dụng bên thứ ba. Tuy nhiên, nhiều người dùng không để ý và thường bỏ qua hoạt động này.

3.9 Tham khảo ý kiến và nhận hỗ trợ từ chuyên gia bảo mật

Nếu không lựa chọn được giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu phù hợp, doanh nghiệp nên ưu tiên tìm đến các chuyên gia bảo mật. Họ sẽ đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng, tình trạng của hệ thống bảo mật cũng như đưa ra giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn các nhà cung cấp, chuyên gia uy tín và được phản hồi tích cực.

4. Lưu ý khi lựa chọn giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu

Để lựa chọn được giải pháp phù hợp, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số lưu ý dưới đây. 

  • Thực hiện đánh giá tổng thể hoạt động bảo mật của doanh nghiệp cũng như đánh giá chi tiết từng hạng mục, tiêu chí.
  • Ưu tiên kết hợp nhiều giải pháp để đảm bảo hiệu quả bảo mật được tối ưu.
  • Lựa chọn giải pháp phù hợp với quy mô, nhu cầu hay cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. 
  • Thực hiện bảo mật trên phạm vi toàn doanh nghiệp, không bỏ qua bất kể cá nhân hay vấn đề nào.
  • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, các chuyên viên kỹ thuật. 
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy chủ và cập nhật các chính sách bảo mật mới. 
  • Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp, hỗ trợ liên tục nếu gặp sự cố.

 

Kết hợp các giải pháp bảo mật sẽ đem lại hiệu quả tối ưu

Kết hợp các giải pháp bảo mật sẽ đem lại hiệu quả tối ưu

Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp, quý doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động bảo mật cơ sở dữ liệu được hiệu quả. Liên hệ với ITSUPRO để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ bảo mật tối ưu cho cá nhân, doanh nghiệp ngay hôm nay.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 - 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

 

Thảo luận về chủ đề này
<p>TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ</p>

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ

Bán hàng online toàn quốc: 1900 25 25 90 (nhánh số 1)
Bán hàng cho doanh nghiệp: 1900 25 25 90 (nhánh số 2)
<br>

Hỗ trợ kỹ thuật,bảo hành: 1900 25 25 90 (nhánh số 3)
Hỗ trợ hóa đơn điện tử: 1900 25 25 90 (nhánh số 4)
<br>

Góp ý - Khiếu nại
098 456 15 15